Viêm lợi?

Nguyên nhân chính là do các vi khuẩn sinh sôi phát triển trên mảng bám vôi răng lâu ngày, thải độc tố làm lợi (nướu) bị viêm. Khi bị viêm lợi nhẹ, bệnh nhân thường thấy đau nhức lợi xung quanh, nhất là khi ăn uống các thực phẩm nóng, lạnh. Đồng thời, vùng bị viêm lợi sẽ sưng tấy đỏ và căng mọng. Viêm lợi trong thời gian dài gây ra bệnh viêm nướu răng, ảnh hưởng các mô cơ và xương. Bệnh viêm lợi nếu để lâu, không được chữa trị kịp thời sẽ gây mất răng, tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim, và viêm phổi.

Chảy máu chân răng là gì?

Chảy máu chân răng  là tình trạng chảy máu ở phần nướu
xung quanh răng do các mảng bám tích tụ dọc theo viền lợi. Bởi vùng khe hở giữa nướu và răng là nơi cư trú hoàn hảo của các loại vi khuẩn gây hại.

Tại sao viêm lợi gây chảy máu chân răng

Muốn tìm cách chữa viêm lợi gây chảy máu chân răng hiệu quả, tốt nhất cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên bệnh viêm lợi là gì? Theo các chuyên gia, viêm lợi chảy máu chân răng do một số nguyên nhân sau:
– Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Đây là nguyên nhân chủ yếu không chỉ gây ra bệnh viêm lợi mà còn làm xuất hiện hơi thở có mùi. Bởi việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mùi phát triển mạnh. Chúng sẽ tấn công vào nướu, làm mất đi sự liên kết giữa nướu và chân răng, từ đó gây nên tình trạng chảy máu chân răng cũng như khiến bạn cảm thấy đau nhức, kèm theo mùi hôi khó chịu.
– Ăn đồ ngọt: Việc ăn đồ ngọt mà không vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, từ đó gây nên tình trạng viêm nhiễm trầm trọng. Viêm lợi kéo dài dễ gây chảy máu ở chân răng kèm hôi miệng. Đồ ngọt là khắc tinh của răng miệng
– Tổn thương nướu lợi do mảng bám: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm nướu chảy máu chân răng. Mảng bám là một màng dính vô hình do các vi khuẩn hình thành trên răng tạo ra. Chúng xuất hiện khi tinh bột và đường trong thực phẩm tương tác với vi khuẩn trong khoang miệng. Dần dần, nếu răng miệng không được làm sạch hàng ngày, mảng bám trên răng có thể cứng lại và tạo thành cao răng. Khi mảng bám cao răng tồn tại lâu trên răng, chúng sẽ kích thích nướu lợi, thời gian đầu gây ra viêm lợi, chảy máu chân răng, lâu dần có thể gây viêm nha chu, thậm chí mất răng.
– Do bệnh lý răng miệng: Một số bệnh răng miệng có thể làm răng bị tổn thương, lâu dần làm hư hại tủy răng, gây viêm nhiễm như viêm nha chu, viêm tủy,… Khi tủy răng bị viêm nhiễm thì mô mềm trong răng có chứa mạch máu, dây thần kinh và các dây liên kết sẽ gây bệnh viêm lợi có mủ. Nếu tình trạng này không được điều trị triệt để thì nguy cơ tiêu xương ổ răng, dẫn đến mất răng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Danh sách các thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng

Nếu bạn đang thắc mắc về các loại thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng, hãy tham khảo ngay một số gợi ý dưới đây:

  1. Chống viêm:
    Thuốc chống viêm alpha chymotrypsin được ưu tiên sử dụng trong trường hợp này. Đây là 1 loại enzym có tác dụng làm tăng tốc độ các phản ứng hóa học bên trong cơ thể. Nhờ vậy, đối với viêm nha chu, alpha chymotrypsin giúp giảm nhanh phản ứng viêm và phù nề ở nướu lợi. Alpha chymotrypsin có thể dùng đường uống hoặc ngậm dưới lưỡi, liều dùng cho người lớn đối với đường uống là 2 viên nén/lần, mỗi ngày dùng 3 – 4 lần. Đối với đặt dưới lưỡi liều 4 – 6 viên/ngày, chia 2 – 3 lần.
  2. Kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn:
    Kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn, mảng bám chứa vi khuẩn, vì vậy, thuốc giúp làm giảm triệu chứng sưng, đỏ, đau do viêm nướu gây ra. Các nha sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh dưới nhiều hình thức khác nhau: thuốc bôi, thuốc uống, nước súc miệng.
  3. Thuốc điều trị chỉ dùng khi có sự chỉ định của chuyên gia
  • Tetracycline: Thuốc có tác dụng chống sự tăng sinh của vi khuẩn, hiệu quả trên vi khuẩn gram dương lớn hơn vi khuẩn gram âm. Tetracycline uống lúc đói khoảng 1 – 2 giờ trước khi ăn. Uống 500mg x 2 lần/ngày trong 5 – 7 ngày tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
  • Azithromycin: Loại thuốc kháng sinh này được sử dụng để làm giảm sự phát triển của vi khuẩn liên quan đến viêm nướu nặng và thường được dùng ở bệnh nhân nghiện thuốc lá nặng. Liều dùng azithromycine hơi khác biệt: 500mg (1 viên)/ngày đầu tiên, 250mg ( ½ viên ) 4 ngày sau đó.
  • Metronidazol: Loại kháng sinh này có thể được kê toa cho những bệnh nhân bị viêm nha chu nặng. Metronidazole hoạt động tốt nhất khi được sử dụng kết hợp với spiramycine. Ciprofloxacin: Hiện nay, ciprofloxacin là loại kháng sinh duy nhất trong điều trị nha chu mà tất cả các chủng A. actinomycetemcomitans đều nhạy cảm. Trong điều trị viêm nướu, ciprofloxacin được dùng dưới dạng viên uống 500mg/lần x 2 lần/ngày. Kháng sinh này chống chỉ định với trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Amoxicillin: Thuốc chỉ có tác dụng chống lại vi khuẩn và nhiễm khuẩn chứ không tiêu diệt vi khuẩn. Liều dùng amoxicillin 500mg là 2 viên/lần x 2 lần/ngày trong 5 – 7 ngày. Kháng sinh này khá an toàn, thường được dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

4. Điều trị viêm lợi tại nha khoa Jun Dental:

Những phương pháp chữa trị trên sẽ hiệu quả đối với những trường hợp viêm lợi nhẹ. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh viêm lợi là giữ sạch vệ sinh răng miệng vào 2 lần (sáng – tối)/ngày, thường xuyên dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ ngày để lấy các mảng bám dính trên răng. Tại Jun Dental, khách hàng còn được sử dụng thêm như nước xúc miệng, kem đánh răng dành riêng cho bệnh nhân viêm lợi, ngậm máng chữa viêm lợi,vv… với chi phí hợp lý.

Ngoài ra, thường xuyên khám răng định kỳ mỗi 6 tháng tại địa chỉ nha khoa uy tín như Jun Dental cũng giúp ngăn ngừa sự phát triển bệnh viêm nướu. Bệnh nhân sẽ đươc thăm khám, tư vấn hoàn toàn miễn phí, và đưa ra chỉ định điều trị chính xácphù hợp nhất cho từng trường hợp bới đội ngũ bác sĩ chuyên môn.

HỆ THỐNG NHA KHOA THẨM MỸ QUỐC TẾ JUN DENTAL – IT’S REAL SMILE

Địa chỉ:

  • Tầng 5 – toà nhà Imperial 71 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
  • Số 156 Vũ Phạm Hàm – Cầu Giấy – Hà Nội.

Hotline: 1800 0001 

Email: jundental.vn@gmail.com