Bọc răng sứ lỗi hỏng có rất nhiều tác hại như dắt kẽ thức ăn do tiếp xúc với 2 răng bên cạnh không tốt; viêm lợi; tụt lợi, gây lộ đường viền phía dưới, chết tủy răng do răng sống mài quá nhiều mô răng; mòn răng đối diện do khớp cắn chỉnh sai; gãy thân răng và chụp sau khi ăn nhai một thời gian,vv…, nhưng nhiều người vẫn chưa biết đến “Nguyên nhân nào dẫn đến bọc và dán răng sứ lỗi hỏng” và cách lựa chọn nha khoa uy tín cho việc Bọc và Dán sứ an toàn. Hãy cùng nghe chuyên gia Bác sỹ Trần Thị Hồng Thanh đến từ Jun Dental chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân bọc, dán răng sứ lỗi hỏng có rất nhiều tuy nhiên có tới 30% là do chất lượng sứ, loại sứ, 40% là do kỹ thuật của bác sỹ, còn lại từ 30% là do vệ sinh răng miệng của chính bệnh nhân. Có thể kể đến 5 nguyên nhân phổ biến dưới đây:
Thứ 1: Kỹ thuật mài, điều trị tủy của bác sỹ không tốt
Do kỹ thuật mài răng quá nhiều và điều trị tủy vô tội vạ của kỹ thuật viên và nha sĩ. Nếu mài răng quá nhiều ngà răng khi bọc có thể khiến tủy răng bị phá hủy, nếu chữa tủy không tốt có thể gây viêm và đau sau điều trị.
Thứ 2: Do việc chế tác răng sứ không chuẩn xác
Một nguyên nhân nữa là do trong quá trình chế tác răng sứ không được thực hiện chuẩn xác, dẫn đến quá trình lắp mão sứ không sát khít với răng thật, đường hoàn tất không mềm mại và trơn chu mà gồ ghề sẽ tạo ra những kẻ hở là nơi trú ngụ thuận lợi cho các vi khuẩn gây viêm lợi, viêm nha chu.
Minh họa: Khoảng sinh học của răng rất dễ bị xâm phạm kích thước trung bình 2mm
Đường hoàn tất của răng cũng không được phép vi phạm khoảng sinh học (phần mô mềm bám dính vào chân răng trên xương ổ răng) bao gồm: biểu mô bám dính và mô liên kết trên xương ổ răng. Do đó, trên lâm sàng, các biểu hiện thường gặp của hiện tượng xâm phạm khoảng sinh học trên lâm sàng là tụt nướu, túi nha chu hoặc viêm nướu dai dẳng mặc dù tình trạng vệ sinh răng miệng khá tốt.
Thứ 3: Do chất lượng sứ, keo dính không đảm bảo
Chất lượng sứ kém, dễ vỡ, độ đàn hồi thấp cũng dễ gây vỡ sứ, mẻ sứ và thức ăn dễ bám vào cùi răng hơn. Ngoài ra với trường hợp sử dụng răng sứ kim loại cũng có thể khiến cho viền lợi bị đen. Sử dụng keo dính giữa cùi răng và sứ cũng gây ảnh hưởng vì nếu keo kém chất lượng có thể gây dị ứng cho phần răng tiếp xúc.
Thứ 4: Trước khi làm răng sứ, bệnh nhân chưa điều trị dứt điểm các bệnh lý về răng miệng:
Nền răng yếu, răng nhạy cảm hoặc chưa chữa dứt điểm viêm lợi, viêm nha chu trước khi làm răng sứ cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cao hơn gấp nhiều lần.
Thứ 5: Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách
Răng sau bọc sứ và dán sứ có nguy cơ cao viêm lợi nếu không được chăm sóc đúng cách, vì thế sau khi làm răng sứ, khách hàng càng cần thiết phải chăm sóc răng cẩn thận hơn và duy trì lịch tái khám từ 3-6 tháng/lần.
Khi bọc và dán răng sứ thẩm mỹ, một bác sỹ chuyên môn giỏi cần phải đảm bảo 3 yếu tố sau:
- Sức khỏe của bệnh nhân đảm bảo đã hết viêm, khỏe mạnh và tinh thần ổn định.
- Giữ lại tối đa cấu trúc răng, không xâm hại cấu trúc răng, đảm bảo các chỉ tiêu về khoảng sinh học và đường hoàn tất cho bệnh nhân. Khớp cắn hài hòa, loại sứ có độ cứng, độ đàn hồi cao chống lại các lực gây nứt, vỡ răng,…
- Thẩm mỹ cũng cần được lưu ý như đảm bảo bền dày mặt nhai của sứ, nhìn chất răng tự nhiên, hài hòa với tổng thể khuôn mặt và độ tuổi.
Khách hàng nên lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín, lâu năm, được nhiều người tin tưởng để làm răng sứ thẩm mỹ. Cho dù đây là một phương pháp phổ biến nhưng vẫn có thể gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng lâu dài của khách hàng. Khách hàng có thể kiểm tra chuyên môn của bác sỹ bằng cách tìm hiểu thông tin, nghe tư vấn và đặc biệt là trang bị cho mình kiến thức về làm răng sứ và chăm sóc răng đúng cách.
CGTV Trần Thị Hồng Thanh