Trồng răng implant là giải pháp phục hình răng mới nhất hiện nay. Tuy nhiên kỹ thuật này đòi hỏi phải thực hiện tiểu phẫu để gắn trụ implant trực tiếp vào xương hàm. Nếu bạn đang quan tâm liệu trẻ em trồng răng implant có được không? Trẻ em có thích hợp để trồng răng hay không? Bài viết sau của Jundental sẽ cùng bạn giải đáp?
Trồng răng implant là gì?
Trồng răng implant hiện đang là phương pháp phục hình răng thay thế ưu việt nhất trong ngành nha khoa.
Implant là một vít nhỏ có kích cỡ bằng chân răng thật được làm bằng titanium, được phẫu thuật đặt cố định vào xương hàm. Sau vài tháng trụ implant sẽ liên kết với xương tự nhiên đóng vai trò thay thế cho chân răng đã mất trở thành trụ cho răng sứ hoặc cầu răng thay thế phía dưới.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về trồng răng implant tại đây!
Trẻ em trồng răng implant có được không?
Không ít trẻ em cũng gặp phải tình trạng mất răng, khi này nhiều bậc cha mẹ dành sự quan tâm rất lớn đến các giải pháp trồng răng, phục hình răng cho trẻ trong số đó có cấy ghép implant – phương pháp phục hình răng được cho là ưu việt nhất hiện nay.
Tuy nhiên thực tế thì các chuyên gia nha khoa và bác sỹ khuyên răng trong độ tuổi chưa trưởng thành không nên trồng răng implant. Bởi trong giai đoạn này xương hàm của bé vẫn còn đang trong quá trình phát triển, chưa ổn định, chất lượng xương chưa đủ điều kiện để can thiệp tiểu phẫu vào xương hàm. Ở độ tuổi này nếu cấy ghép implant cũng sẽ thất bại, trụ răng không đều và dễ bị đào thải.
Bên cạnh đó ở trẻ em khớp cắn vẫn đang hình thành cùng với sự di chuyển của răng sẽ làm trụ implant bị vùi lấp, thậm chí lệch hướng.
Độ tuổi trồng răng implant thích hợp nhất
Theo như lời khuyên từ các chuyên gia nam dưới 18 tuổi và nữ dưới 16 tuổi thì không nên trồng răng implant. Khi này xương hàm và khớp cắn đã phát triển độ rộng, chiều cao vững ổn, trưởng thành. Khi cấy ghép implant, trụ implant sẽ không có khả năng bị di chuyển đảm bảo hiệu quả cấy ghép cũng như sự an toàn trong quá trình cấy ghép.
Để xác định chính xác thời điểm trồng răng implant cho trẻ. Ba mẹ nên đưa bé đến khám trực tiếp tại những phòng khám uy tín, để các bác sỹ có thể xem, kiểm tra tình trạng phát triển răng, hàm của bé và đưa ra phương án, lên lịch trình trồng răng implant phù hợp.
Trẻ mất răng sớm nên chọn giải pháp thay thế nào?
Chúng ta đã giải đáp được trẻ em trồng răng implant được hay không.Vậy thì nếu không thể cấy ghép implant vậy thì bạn có thể chọn giải pháp nào để phục hình răng bị mất cho trẻ?
Đối với trẻ nhỏ hơn 14 – 16 tuổi thì hàm giữ sẽ là giải pháp tối ưu để đảm bảo khoảng trống mất răng và giúp răng trên cùng hàm không bị xô lệch.
Hàm giữ là gì?
Hàm giữ là khí cụ bằng nhựa hoặc kim loại, có thể tháo lắp hoặc cố định vào cung răng nhằm mục đích giữ khoảng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Hàm giữ có thể coi như là thiết bị chờ khi trẻ chưa thể trồng được răng mới. Đồng thời vẫn đảm bảo được sự phát triển bình thường của xương hàm và khớp cắn.
Hàm giữ khoảng
Tại sao trẻ nên dùng hàm giữ?
- Hàm giữ giữ kích thước dọc và kích thước ngang giúp các răng kế cận không bị đổ nghiêng về khoảng cách trống, đồng thời giúp răng đối diện hàm còn lại không bị trồi lên quá mức.
- Nếu răng vĩnh viễn bị mất, thiếu hàm giữ sẽ giữ khoảng cách cho đến khi trẻ trưởng thành để có thể làm phục hình cầu răng, cắm ghép implant hay làm hàm giả tháo lắp cho răng bị mất.
- Ngăn chặn được biến chứng làm lệch hàm, sai khớp cán do răng và xương hàm phát triển lệch lạc do mất răng.
Đảm bảo khoảng cách để răng mọc đúng vị trí
Tìm chọn đơn vị làm hàm giữ uy tín
Để làm hàm giữ cho bé, ba mẹ cũng cần tìm đến phòng khám nha khoa uy tín để được thực hiện gắn hàm giữ nhanh chóng, an toàn và chăm sóc hỗ trợ nhiệt tình, tận tâm nhất.
Nếu bạn đang tìm đơn vị làm hàm giữ uy tín tại Hà Nội, hãy liên hệ ngay với Jundental.
Jundental tự hào là một trong những trung tâm nha khoa thẩm mỹ uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Phòng khám nha khoa Jundental được chuyển giao toàn bộ quy trình làm việc và công nghệ hiện đại nhất từ Hàn Quốc.
Đến với Jundental các bé sẽ được: Thăm khám, tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ bác sỹ, chuyên gia giàu kinh nghiệm. Khám tổng quát khoang miệng, khám tình trạng răng lợi để lên kế hoạch làm hàm giữ nhanh chóng, chuyên nghiệp.
Quá trình làm hãm giữ được thực hiện bởi bác sỹ giàu kinh nghiệm. Thực hiện làm hàm giữ theo các bước sau:
- Buổi hẹn 1: Gắn band răng trụ cạnh vùng mất răng => Lấy dấu răng để làm hàm giữ khoảng (hoặc gửi đến hàm chế tác nếu làm hàm giữ tháo lắp).
- Buổi hẹn 2: Gắn cố định hàm giữ cố định cho trẻ (hoặc lắp và hướng dẫn trẻ dùng hàm tháo lắp)
Một số lưu ý khi lắp hàm giữ cho trẻ:
- Hàm giữ ban đầu có thể gây khó chịu, vướng víu cho trẻ ở những ngày đầu. Tuy nhiên sau vài ngày bé sẽ thích nghi và quen với việc lắp hàm giữ.
- Hàm giữ có hể ảnh hưởng đến phát âm cho trẻ trong thời gian đầu
- Cần lưu ý chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng khi đeo hàm giữ: chải răng thường xuyên, tránh ăn đồ cứng hoặc dai dính.
- Không dùng tay hoặc lưỡi ấn vào hàm giữ
Ngoài ra ba mẹ cũng cần lưu ý dẫn bé đến kiểm tra hàm giữ định kỳ tránh trường hợp hàm bị xô lệch hoặc mô lợi trùm lên dây căng hãm giữ.
Trên đây Jundental đã cùng bạn giải đáp câu hỏi trẻ em trồng răng implant có được không. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đã giúp ích được bạn.
Ngoài ra nếu ba mẹ còn bất kỳ câu hỏi nào về tình trạng mất răng ở trẻ. Hãy liên hệ ngay Jundental để được tư vấn hỗ trợ trực tiếp bởi đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm của chúng tôi.