Viêm lợi là căn bệnh rất nhiều người mắc phải. Nguyên nhân gây bệnh viêm lợi là do vi khuẩn ở trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng. Vậy điều trị bệnh viêm lợi có khó không? Trước hết hãy tìm hiểu kỹ hơn về bệnh nha chu này nhé.

Tổ chức bao xung quanh răng để chống đỡ giúp răng vững chắc được gọi là nha chu. Tổ chức bao gồm: nướu răng, , dây chằng, gai lợi và xương ổ răng

1.Bệnh việm lợi hay còn gọi là viêm nha chu là gì?

Để răng được chắc khoẻ, nướu răng phải ôm sát lấy răng, vừa để bảo vệ mô mềm nhạy cảm phía dưới, vừa ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn. Bên cạnh đó, xương ổ răng, dây chằng nối liền răng với xương hàm có nhiệm vụ giữ cho chân răng vững chắc. Viêm nha chu là tình trạng các mô nha chu bị viêm nhiễm, gồm viêm lợi và viêm nha chu phá huỷ. Khi viêm nhiễm, các mô nha chu thường sưng đỏ, đau nhức.

Về lâu dài, nướu không còn khả năng bám vào chân răng, điều đó khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, phát triển, phá huỷ xương ổ răng, hình thành các túi nha chu.

Bệnh nha chu ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai của răng. Viêm nha chu lâu ngày có thể gây ra đau nhức dữ dội, hôi miệng, khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống.

Ở giai đoạn đầu, bệnh thường tiến triển âm thầm, rất khó phát hiện. Bệnh bắt đầu có những dấu hiệu rõ ràng hơn ở các giai đoạn sau qua các dấu hiệu:

  • Lợi răng chuyển từ màu hồng sang đỏ sẫm, bị sưng hoặc căng phồng, dễ chảy máu.
  • Răng đau nhức, răng bị ê buốt.
  • Nướu răng mềm, không bám chắc vào răng hoặc bị tụt nướu.
  • Hơi thở có mùi khó chịu.
  • Ở hai bên kẽ răng và chân răng xuất hiện các mảng bám

Ở những ngày đầu, viêm nha chu có thể được điều trị bằng cách cạo sạch vôi răng để loại bỏ môi trường sinh sống của vi khuẩn, kết hợp với thăm khám thường xuyên để nha sỹ theo dõi tình trạng răng miệng.

Nếu tình trạng viêm nha chu đã tiến triển nặng, hình thành các túi nha chu, bệnh nhân sẽ được chỉ định bít, trám tuỷ, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào chân răng và tuỷ răng.

Giai đoạn viêm nha chu nặng, không thể bảo tồn răng thật được nữa, Bác sĩ sẽ được chỉ định nhổ và tiến hành phục hình răng đã mất bằng cấy ghép Implant hoặc cầu răng sứ để tránh ảnh hưởng đến những răng xung quanh.

  • Đánh răng đúng cách, chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn thay vì chiều ngang vì có thể gây mòn men răng và gây chảy máu chân răng.
  • Đánh răng sau mỗi bữa ăn, ít nhất 2 lần/ 1 ngày.
  • Dùng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng.
  • Dùng chỉ nha khoa thay tăm xỉa răng.
  • Sử dụng dung dịch súc miệng, nước muối loãng để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám còn sót lại.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê, nước ngọt.
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/ 1 lần.

Bệnh viêm nha chu gây nhiều đau nhức, khó chịu, nếu không được chữa trị có thể gây hỏng răng, ổ xương răng bị phá huỷ…Vì vậy, bên cạnh giữ gìn vệ sinh răng miệng, bạn nên đến phòng khám nha khoa uy tín thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị viêm nha chu hiệu quả nhất.

2. Biện pháp dự phòng

Chúng ta biết rằng bệnh nha chu có khả năng xuất hiện rất sớm, tỉ lệ mắc bệnh rất cao. Nguyên nhân gây bệnh nha chu chủ yếu là do vi khuẩn gây nên (chiếm đa số), do đó muốn phòng trách bệnh nha chu điều quan trọng cần phải:

  1. Khi bệnh chưa xảy ra (Dự phòng cấp I)

– Chải răng thường xuyên, hằng ngày sau mỗi khi ăn và tối trước khi đi ngủ giúp cho răng lợi sạch sẽ, không còn mảng bám tích tụ trên răng lợi.

– Nên ăn nhiều các loại trái cây tươi, rau xanh, nhiều chất xơ và vitamin C tốt cho nướu.

– Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện bệnh nha chu sớm hơn.

Ngoài ra, nên sử dụng các dụng cụ làm sạch chân răng, kẽ răng, những nơi khó vệ sinh bằng cách dùng chỉ nha khoa, súc miệng hằng ngày với nước súc miệng được khuyên dùng hoặc nước muối ấm pha loãng.

  1. Khi bệnh đã xảy ra (Dự phòng cấp II)

– Khi lợi bị viêm, việc chải răng đều đặn thường xuyên, kỹ lưỡng hàng ngày sau mỗi khi ăn và trước khi ngủ cần phải làm tích cực và thường xuyên hơn.

– Khi bệnh mới có chỉ cần khám nha khoa sớm và uống thuốc theo toa của bác sĩ kê, viêm lợi sẽ mau chóng được chữa khỏi.

– Khi bị vôi răng (cao răng),nên đi khám bác sĩ nha khoa để lấy sạch vôi răng và hướng dẫn cách giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ và việc chải răng luôn là công việc quan trọng hàng đầu giúp làm giảm và phòng trách sự tiến triển trầm trọng của bệnh.

– Nên ăn nhiều các loại trái cây tươi,rau xanh để bổ sung vitamin C cho cơ thể.

– Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện bệnh sớm  và điều trị

Nên nhớ:

  1. Lợi cần chắc khoẻ để răng khoẻ
  2. Chải răng kỹ lưỡng, sạch sẽ, đều đặn hàng ngày, nên sử dụng kem đánh răng được khuyên dùng, không nên đổi kem đánh răng liên tục vì có thể sẽ làm hại răng do thích nghi không kịp.

– Chải răng theo chiều dọc , tránh chải răng bằng phương pháp chải ngang vì khó làm sạch các kẽ răng

– Luôn dùng bàn chải mềm, bàn chải được đặt nghiêng sao cho có thể chải bờ viền giữa răng và nướu, lấy sạch các mảng bám ở viền nướu và khe răng.

– Bờ viền răng là nơi mảng bám hình thành đầu tiên, do đó phải đặc biệt chú ý đến nơi này.

  1. Sử dụng chỉ tơ nha khoa để lấy đi các mảng bám, mảnh vụn thức ăn ở khe răng. Không được sử dụng tăm vì sẽ đâm chọc làm tổng thương đến nướu,mặt khác có thể làm thưa chân răng, hỏng răng làm thức ăn mắc vào nhiều hơn.
  2. Khám răng định kỳ để phát hiện bệnh và điều trị sớm.