Hàm duy trì cố định là giải pháp giúp cố định răng sau khi niềng vô cùng hiệu quả hiện nay. Vật dụng nha khoa này còn có nhiều công dụng nổi bật khác mà không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu thông tin về hàm duy trì cố định ngay tại bài viết này.
Hàm duy trì cố định là gì?
Hàm duy trì cố định là công cụ chỉnh nha dùng để ổn định răng sau khi tháo khay niềng hoặc mắc cài. So với hàm duy trì tháo lắp kim loại hay sứ thì loại hàm này có nhiều ưu điểm hơn.
Đầu tiên là vì được gắn vào mặt sau của hàm dưới nên hàm duy trì cố định mang đến tính thẩm mỹ rất cao. Khách hàng không phải lo bị lộ ra hay lo sợ mắc cài gây tổn thương mô mềm bên trong. Về thời gian, các nha sĩ khuyến nghị đeo từ 6 tháng cho đến hàm duy trì cố định từ 1 cho đến dưới 3 tháng. Nếu là hàm duy trì mắc cài có thể từ 2 cho đến dưới 5 tháng.
Đặc điểm của hàm duy trì cố định
Hàm duy trì cố định là khí cụ được dùng phổ biến cho các trường hợp sau khi niềng răng. Đặc điểm về cấu tạo của hàm duy trì này là được làm từ chất liệu thép, có dạng thẳng hoặc xoắn.
Chất liệu thép không gỉ cũng giúp đảm bảo an toàn, không gây kích ứng trong quá trình sử dụng. Thông thường, các nha sĩ sẽ cố định hàm ở mặt sau của răng trước (răng số 1,2,3) bằng composite.
Mặc dù có cấu tạo khá đơn giản, song hàm duy trì cố định đem lại hiệu quả khá cao. Hàm duy trì cố định được làm với nhiều chất liệu và hình dáng khác nhau
Công dụng của hàm duy trì cố định
Hàm duy trì cố định ngày càng được sử dụng phổ biến bởi vì mang lại hiệu quả rất cao. Nhiều trường hợp khách hàng sau khi niềng răng hô hoặc niềng răng móm thì răng bị dịch chuyển trở lại khi tháo niềng. Lý do có thể là do răng hoặc hàm chưa thể thích ứng với vị trí mới sau khi tháo niềng.
Vậy nên, đeo hàm duy trì cố định sẽ giúp răng ổn định tại vị trí mới, không bị chạy lại vị trí cũ. Tuy nhiên, để đảm bảo tỷ lệ thành công, khách hàng nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của nha sĩ.
Những hạn chế khi sử dụng hàm duy trì cố định
1. Vệ sinh răng miệng rất khó
Việc sử dụng hàm duy trì cố định gây trở ngại rất lớn trong quá trình chăm sóc răng miệng. Các vụn thức ăn dễ bị sót lại khi đánh răng và lâu ngày hình thành mảng bám. Nếu vệ sinh không kỹ càng sẽ gây ra các bệnh về răng miệng như hôi miệng, răng ố vàng, vôi răng.
2. Cảm giác đau nhức, khó chịu
Đây cũng là một trong những hạn chế của hàm duy trì cố định mà rất nhiều người gặp phải. Bởi vì hàm duy trì này sẽ tạo lực kéo để siết răng tại vị trí mới. Khi đó, nếu lực kéo mạnh sẽ khiến khách hàng cảm thấy rất đau khi ăn uống, thậm chí là chảy máu.
Thay thế hàm duy trì cố định bằng hàm duy trì tháo lắp trong suốt Zenyum tiện lợi
Hàm duy trì trong suốt hiện nay đang là xu hướng thay thế cho hàm duy trì cố định. Không những mang đến sự tiện lợi mà còn là hiệu quả và độ bền rất cao. Khách hàng có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí so với phương pháp truyền thống. Bởi vậy nên nhiều bạn trẻ hiện nay ưu tiên sử dụng hàm duy trì này để thoải mái hơn khi ăn uống.
Hàm duy trì mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời sau khi niềng răng. Vì thế mà khách hàng nên duy trì đeo hàm duy trì từ 6 cho đến 12 tháng. Để đảm bảo hơn, khách hàng cần tuân thủ các chỉ định của chuyên gia. Đừng ngần ngại liên hệ qua hotline hoặc IB: m.me/jundental.net để được giải đáp nhé! Chúc các bạn trải qua quá trình niềng răng thành công và có một nụ cười thật tỏa sáng nhé!
Địa chỉ: Số 156 Vũ Phạm Hàm – Cầu Giấy – Hà Nội. Hotline: 1800 0001 Email: jundental.vn@gmail.com