Niềng răng là quá trình sử dụng các loại mắc cài chuyên dụng giúp nắn chỉnh, kéo đẩy răng về vị trí mong muốn, chỉnh lại khớp cắn, cải thiện thẩm mỹ nụ cười. Tuy nhiên, khi niềng răng thì có nhiều trường hợp mà bác sỹ quyết định sẽ nhổ hay không nhổ răng trước khi niềng răng. Mục đích của việc nhổ răng là để tạo ra khoảng trống, giúp di chuyển, đẩy răng về đúng vị trí.
1. Niềng răng phải nhổ bỏ trong trường hợp nào?
Răng được chỉ định nhổ để niềng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Răng hô nặng, răng móm nặng: Phần răng chìa ra ngoài hoặc thụt vào trong quá nhiều nên cần phải nhổ bớt răng tạo khoảng trống để răng di chuyển về lại vị trí thẩm mỹ hơn.
– Răng mọc lộn xộn, răng mọc chen chúc: Nguyên nhân thường do khung hàm quá nhỏ không đủ chỗ cho tất cả các răng phải tiến hành nhổ bỏ các răng thừa để răng trở về vị trí đều đặn.
2. Các răng nào sẽ được chỉ định nhổ khi niềng răng?
Khi niềng răng, nếu chỉ định nhổ răng thì thông thường bạn sẽ phải nhổ răng số 4 hoặc răng số 8. Bởi những lý do sau đây:
NHỔ RĂNG SỐ 4
Hầu hết những ca niềng răng đều là răng khấp khểnh, chen chúc, hô – móm vì thế nhổ răng số 4 thường được chỉ định để giúp tạo khoảng trống giúp các răng khác di chuyển. Răng số 4 được coi là chiếc răng nằm ở chính giữa cung hàm, khi nhổ sẽ thuận tiện cho cả răng cửa bên ngoài và răng hàm bên trong di chuyển.
Thêm vào đó, bác sĩ có thể chỉ định răng số 4 là vì bên cạnh răng số 4 vẫn còn răng số 5 có hình thể tương tự, khi răng số 4 mất đi sẽ không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai của bạn.
NHỔ RĂNG SỐ 8
Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn mọc trong cùng của cung hàm, chỉ định được áp dụng trong một số trường hợp chiếc răng này làm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của các răng khác.
Răng khôn cần nhổ trước khi niềng còn giúp loại bỏ chiếc răng có nguy cơ mắc bệnh lý và biến chứng trên cung hàm. Bởi bình thường thì răng khôn cũng không có vai trò trong việc ăn nhai và nhất là chiếc răng mọc trong cùng của cung hàm khiến bạn khó vệ sinh, dễ nảy sinh bệnh lý. Đặc biệt, khi răng khôn có dấu hiệu mọc lệch thì niềng răng phải nhổ răng nào thì nhổ răng khôn lại càng nên làm.
Việc nhổ răng này nhằm mục đích hỗ trợ cho quá trình niềng răng nên sẽ không gây bất kì ảnh hưởng nào cho thẩm mỹ khuôn mặt và chức năng ăn nhai của khách hàng sau này.
3. Khi nào chỉnh nha niềng răng không cần nhổ răng?
Yếu tố quyết định việc không cần nhổ răng khi niềng răng là gì?
- Cung hàm rộng: Với trường hợp này, răng có đủ khoảng cách để răng di chuyển đến các vị trí mong muốn.
- Hàm răng còn đang phát triển: Các bệnh nhân đang ở độ tuổi nhỏ, xương hàm còn đang phát triển nên các răng vẫn có khoảng trống để di chuyển mà không cần nhổ bất kì chiếc răng nào.
- Răng thưa: Mục đích của việc niềng răng thẩm mỹ đối với răng thưa đó là làm răng di chuyển dần vào cho sát khít nhau vì thể không cần thiết nhổ răng để tạo khoảng trống.
4. Có cách nào để không cần nhổ răng khi niềng răng không?
Với sự tiến bộ trong Y khoa, nong hàm được sử dụng như một giải pháp giúp hạn chế việc nhổ răng khi niềng răng. Hàm được nong một cách linh động giúp răng dịch chuyển mà không cần tạo khoảng trống. Với phương pháp này, bạn sẽ không bị đau đớn vì phải nhổ răng, thời gian điều trị giảm thiểu cực nhiều. Tuy nhiên biện pháp nong hàm có thể áp dụng hay không còn phụ thuộc vào sự chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, nếu có thể bạn vẫn nên nhổ răng khôn vì những ảnh hưởng và biến chứng mà răng này mang lại.
Địa chỉ: Tầng 5 – tòa nhà Imperial 71 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Hotline: 1800 0001 – 0944 98 0001
Email: jundental.vn@gmail.com