Nếu bạn có một hàm răng đều đẹp và trắng sáng thì bạn rất may mắn. Tuy nhiên, nếu bạn không may bị hô hay móm thì niềng răng là một trong các giải pháp an toàn có thể giúp bạn. Mặc dù, việc niềng răng có thể khiến cho bạn cảm thấy rất khó chịu, nhưng thật ra trải nghiệm này cũng không phải quá tệ nếu bạn có sự chuẩn bị chu đáo.

Các giai đoạn niềng răng bạn sẽ trải qua

Thông thường bạn sẽ trải qua 3 giai đoạn khi niềng răng:
1.Khi bạn mới bắt đầu niềng răng

Quá trình lắp mắc cài vào trong răng của bạn sẽ không đau. Thông thường sẽ mất từ 2 đến 3 giờ để lắp xong mắc cài.

– Đầu tiên, nha sĩ sẽ đặt vòng xung quanh răng cùng của bạn để gắn bend. Khi đó bạn có thể cảm thấy hơi tê nhưng không quá đau.

– Tiếp theo, nha sĩ sẽ sử dụng một loại keo đặc biệt để gắn mắc cài lên từng răng, và tiến hành gắn dây cung và sử dụng thun liên hàm phù hợp bắt đầu quá trình niềng răng của bạn. Lúc này, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy hơi ê răng một chút, nhưng đừng lo lắng vì cơn đau này sẽ biến mất sau vài ngày.

Trong tuần đầu tiên sau khi niềng răng, bạn sẽ phải trải nghiệm tất cả những cảm giác sau: đau nhức răng và lợi, đặc biệt là khi nhai; bị loét hoặc đau ở bên trong miệng; cảm giác khó chịu hoặc cắn vào lưỡi.

Thông thường, những cơn đau này có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau không cần kê toa, như Acetaminophen (Tylenol). Hầu hết mọi người sẽ quen với niềng răng sau khoảng một tháng. Sau sáu tháng, bạn thậm chí còn không cảm nhận được là mình đang đeo mắc cài.

2. Khi niềng răng bắt đầu được siết chặt

Cơ chế hoạt động của niềng răng là các mắc cài sẽ gây áp lực lên răng. Nhờ đó mà sau một thời gian nhất định răng của bạn sẽ di chuyển vào đúng vị trí. Thời gian mang niềng răng sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại mắc cài bạn sử dụng cũng như tình trạng răng của mỗi người. Thông thường, quá trình niềng răng sẽ diễn ra trong từ 1,5 năm đến 2 năm.

Trong quá trình niềng răng bạn phải thường xuyên đi khám nha sĩ để kiểm tra, đánh giá răng dịch chuyển cũng như lực mà mắc cài đang tác động lên răng.

Khi mắc cài thắt chặt có thể gây đau và nhức trong vài ngày. Sau đó, bạn sẽ quen dần với những cơn đau và lực kéo được tăng lên. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau không cần kê toa để giảm bớt đau nhức.

3. Khi niềng răng được tháo ra

Các quy trình trong quá trình niềng răng có thể gây khó chịu cho bạn. Thế nhưng, lúc tháo ra thì lại chẳng hề  đau đớn gì cả.

Sau khi tháo mắc cài, răng của bạn sẽ được làm sạch hoàn toàn. Nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc, cũng như đưa cho bạn một hàm duy trì ( bằng cao su hoặc nhựa) .

Ngoài ra, bạn phải tuân theo tuyệt đối hướng dẫn của nha sĩ như: đeo hàm duy trì hàng ngày, hoặc chỉ cần đeo vào ban đêm,ngăn ngừa răng của bạn di chuyển trở lại vị trí ban đầu trước khi chỉnh nha.

Cách làm giảm những cơn đau khi niềng răng

Để làm giảm những cơn đau khi niềng răng, bạn nên lưu ý các điều sau đây:

  • Tránh thực phẩm gây hại cho răng: như bỏng ngô, kẹo cứng, kẹo dính và kẹo cao su có thể làm hỏng niềng răng.  Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều đường và cũng nên hạn chế các món ăn quá cứng vì có thể gây hại cho răng.
  • Vệ sinh răng miệng cẩn thận: Bên cạnh việc dùng kem đánh răng có chứa fluor thì bạn cũng nên sử dụng thêm chỉ nha khoa, hay tăm nước để làm sạch kẽ răng. Đánh răng 2–3 lần mỗi ngày để loại bỏ thức ăn, làm sạch răng và nướu.
  • Tránh tham gia hoạt động mạnh: Trong quá trình niềng, nếu có các hoạt động liên quan thể dục thể thao, bạn cần hỏi qua ý kiến bác sĩ và nên có dụng cụ bảo vệ phù hợp.
  • Sử dụng sáp mềm bảo vệ răng: Để đảm bảo mắc cài không cọ xát vào mặt trong miệng, hạn chế vết loét. Nếu mắc cài của bạn bị lệch và gây đau, hãy đến gặp bác sĩ chỉnh nha của bạn ngay nhé.

Dù niềng răng sẽ gây ra một vài cơn đau nhỏ và thời gian niềng cũng không phải ngắn, nhưng chắc chắn bạn sẽ rất hài lòng khi thấy sự thay đổi của răng và cả khuôn mặt của mình sau khi tháo niềng đấy!

JUN DENTAL – IT’S REAL SMILE

Địa chỉ: Tầng 5 – toà nhà Imperial 71 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

Hotline: 1800 0001 – 0944980001

Email: jundental.vn@gmail.com