Ung thư khoang miệng là tổn thương ác tính xuất hiện tại khoang miệng như: lưỡi, lợi hàm dưới, niêm mạc má, sàn miệng, lợi hàm trên, khẩu cái và môi. Trong đó ung thư lưỡi hay gặp nhất chiếm tỷ lệ khoảng 38%. Khi được phát hiện sớm, ung thư khoang miệng có thể được chữa khỏi hoàn toàn bằng phẫu thuật.

Vậy ai là người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư khoang miệng?

Phát hiện sớm ung thư khoang miệng có thể thực hiện dễ dàng qua quan sát và sờ nắn trực tiếp, đặc biệt là nên thường xuyên thăm khám Nha Khoa. Nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư khoang miệng đã được công bố: thuốc lá, rượu bia, kích thích cơ học (răng có bờ sắc cạnh, răng giả, răng sứ chất lượng kém…), kích thích hóa học (chất cay, thực phẩm có hàm lượng muối cao…), tổn thương niêm mạc do nhiễm trùng (viêm quanh răng, viêm nha chu, viêm xoang hàm), nhiễm virut (các virut viêm gan, HPV…), tuổi. Trong những yếu tố này, thuốc lá và rượu bia là hai yếu tố có mối liên quan nhất với ung thư khoang miệng.

Theo thống kê, thuốc lá là kẻ thù của mọi bệnh tật, đã gây tử vong gần 100 triệu người trong thế kỷ 20 và dự đoán sẽ gây tử vong cho 1 tỷ người trong thế kỷ 21. Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu bệnh Ung thư (IARC) đã xác định 72 chất gây ung thư trong hơn 4000 chất hóa học có trong khói thuốc lá. Hút thuốc lá gây báo động đỏ cho ung thư khoang miệng và người hút thuốc lá cần được sàng lọc ung thư khoang miệng hàng năm.

Khác với thuốc lá, rượu hay ethanol không phải là chất gây ung thư. Tuy nhiên, Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu bệnh Ung thư (IARC) ghi nhận rượu là chất gây ung thư vì sản phẩm chuyển hóa acetaldehyde sinh ra trong cơ thể từ rượu. Cơ chế gây ung thư có thể trực tiếp hoặc gián tiếp theo các tương tác sinh học khác nhau.

Có 8 dấu hiệu khách quan và chủ quan để tầm soát tổn thương niêm mạc khoang miệng như sau:

1. Chấm trắng xuất hiện trên nền niêm mạc bình thường với bề mặt gồ ghề và bờ viền không đều.

2. Hạt cơm màu trắng, thường xuất hiện tại lợi hàm hoặc niêm mạc má, và hầu hết không có triệu chứng.

3. Tổn thương dạng cục cứng dưới niêm mạc với bờ viền không rõ, không đau và phát triển to ra từ từ. Niêm mạc trên bề mặt bình thường.

4. Tổn thương niêm mạc gây ra bởi răng giả hoặc bờ răng sắc nhọn, và không lành sau 2 tuần.

5. Tổn thương niêm mạc không rõ nguyên nhân, và không lành sau 2 tuần.

6. Tổn thương không lành sau nhổ răng, sưng đỏ, dễ chảy máu khi chạm vào tổn thương.

7. Xuất hiện đau vùng khoang miệng không rõ nguyên nhân, đau ngày càng trầm trọng hơn.

8. Một vùng niêm mạc khoang miệng trở nên đỏ và gây đau rát, khó lành.

Nếu gia đình từng có người bị bệnh ung thư, bạn sẽ dễ mắc bệnh ung thư hơn.

Hãy luôn để ý tới những triệu chứng trên để thăm khám thường xuyên tại các cơ sở Nha khoa. Tại Jun Dental khi thăm khám Tầm soát ung thư Nướu lợi các bạn sẽ luôn yên tâm bởi vì:

  • Bác sỹ, chuyên gia phẫu thuật nha chu, nướu lợi với trên 10 năm kinh nghiệm.
  • Nha khoa sạch sẽ, có quy trình khử khuẩn tiệt trùng tiêu chuẩn.
  • Sử dụng các nguyên liệu an toàn, chính hãng, có bảo hành.
  • Có phác đồ điều trị cho khách hàng, và lịch trình được thông báo thường xuyên.
Đăng ký nhận ƯU ĐÃI “TẦM SOÁT UNG THƯ KHOANG MIỆNG CHO CẢ GIA ĐÌNH”

ĐĂNG KÝ NGAY

HỆ THỐNG NHA KHOA THẨM MỸ QUỐC TẾ JUN DENTAL – IT’S REAL SMILE

Địa chỉ:

  • Tầng 5 – toà nhà Imperial 71 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
  • Số 156 Vũ Phạm Hàm – Cầu Giấy – Hà Nội.

Hotline: 1800 0001

Email: jundental.vn@gmail.com