Trám răng bị sâu là việc làm thực sự cần thiết. Vì khi các mô răng bị hư tổn do vi khuẩn xâm hại thì sẽ dẫn đến sâu răng. Mà trong trường hợp này thì trám răng là việc làm cần thực hiện để bảo vệ răng khỏi các tác nhân bên ngoài.
1. KHI NÀO THÌ TRÁM RĂNG SÂU?
Sâu răng là bệnh lý răng miệng rất phổ biến, đặc biệt thường gặp ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển. Để ngăn chặn bệnh lý này, trám răng sâu là cách đơn giản, nhanh chóng và hữu hiệu nhất hiện nay. Vậy, khi nào cần trám răng sâu? Trám răng sâu cần được thực hiện ngay khi bạn biết mình bị sâu răng.
- Cấu trúc men răng bị yếu: Với những người có men răng yếu thì thường sẽ hay gặp tình trạng này. Men răng yếu thường liên quan đến bẩm sinh. Hoặc do quá trình ăn uống bạn ít bổ sung các chất như canxi, sắt hay kẽm cho răng…
- Do việc hấp thụ quá nhiều tinh bột, đường: Trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn có chứa quá nhiều các chất tinh bột và đường. Các chất này thường có trong các món ăn vặt như bánh kẹo, nước ngọt…Việc để cơ thể hấp thụ một lượng lớn các chất này vào cơ thể vừa không tốt cho hệ tiêu hóa mà còn làm răng bị sâu lỗ nhỏ nhanh hơn. Vì vậy cần vệ sinh răng miệng thường xuyên mỗi ngày.
Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu bị sâu răng, bệnh rất khó để phát hiện do không có những biểu hiện rõ ràng.Nếu lúc này không trám răng kịp thời, vi khuẩn sâu răng sẽ đi vào lớp ngà răng, ăn sâu đến tủy và gây nên những cơn đau nhức dữ dội. Đồng thời kéo theo hàng loạt những biến chứng khác như: sâu các răng kế cạnh, viêm tủy, áp xe răng…Thậm chí còn có khả năng dẫn đến mất răng. Ngoài ra, bạn có thể trám răng phòng ngừa để ngăn chặn tình trạng sâu răng ngay từ đầu.
2. QUY TRÌNH TRÁM RĂNG SÂU
Bước 1: Thăm khám tổng quát
Bác sĩ tiến hành thăm khám để xác định mức độ tổn thương của răng cần trám. Sau đó cho chụp phim X-Quang để xác định xem tủy răng có bị tổn thương hay không. Dựa trên kết quả chụp phim, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp và vật liệu trám thích hợp.
Bước 2: Sửa soạn xoang trám
Bác sĩ gây tê và khoan một đường nhỏ trên thân răng thông xuống ống tủy, rồi tiến hành nạo sạch những mô tủy bị hư hại. Sau đó bác sĩ sẽ vệ sinh sạch ống tủy và chụp phim X – Quang lần nữa, để xác định xem còn tủy viêm trong ống hay không. Đây là một trong những bước quan trọng đối với quy trình trám răng, vì nếu không làm sạch được phần răng sâu thì các vi khuẩn sẽ tiếp tục hình thành và răng không được điều trị dứt điểm.
Bước 3: So sánh màu răng
Cách hàn răng sâu tuyệt đối không thể thiếu bước so màu răng, giúp bác sĩ lựa chọn chính xác màu của vật liệu trám.
Bước 4: Đặt khuôn trám hoặc dùng chỉ co nướu
Sử dụng chỉ co nướu hoặc đặt khuôn trám trong những trường hợp bờ xoang sâu dưới nướu hoặc xoang sâu lớn.
Bước 5: Tiến hành trám răng
Thực hiện quy trình trám răng qua các bước tiêu chuẩn: xói mòn acid (etching), tạo lớp dán (bonding) và trám composite resin quang trùng hợp (light polymerization).
Bước 6: Kiểm tra lại
Sau khi hoàn tất các bước trám răng ở trên, bác sĩ sẽ kiểm tra lại để chỉnh những điểm vướng, cộm để bệnh nhân ăn nhai dễ dàng và thoải mái hơn
3.TRÁM RĂNG SÂU CÓ ĐAU KHÔNG?
Trám răng sâu có đau không? Đây là câu hỏi mà nhiều người hay thắc mắc nếu lần đầu đi trám răng. Tâm lý lo lắng hoang mang do sợ đau vẫn luôn khiến khách hàng hoài nghi và mang theo nỗi sợ khi trám răng. Nhưng liệu thực tế việc trám răng sâu có đau như nhiều người vẫn nghĩ hay không?
Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng trên thực tế trám răng là một kỹ thuật không phức tạp nhưng do chịu nhiều tác động trực tiếp nên sẽ có đôi chút khó chịu. Và thực tế trám răng bị sâu có đau hay không thì không đau và quy trình thực hiện khá đơn giản.
Tuy nhiên, việc trám răng có đau không còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như:
Mức độ tổn thương của răng
Với những trường hợp răng bị tổn thương nặng và ăn sâu vào tủy thì việc trám răng có thể gây nhức buốt và khó chịu. Tuy nhiên đây là trường hợp người bệnh sẽ không chịu được lâu và không kéo dài tình trạng này quá lâu.
Cơ địa mỗi người
Cơ địa mỗi người cũng sẽ tác động đến việc đau hay không. Mỗi người có cơ địa khác nhau và những người cơ địa nhạy cảm thì chỉ cần tác động nhẹ cũng gây ra những khó chịu. Còn đối với những người cơ địa bình thường thì việc trám răng cũng không thành vấn đề và không gây sự khó chịu quá nhiều.
Vật liệu trám răng
Vật liệu trám răng cũng là một trong những yếu tố quyết định đến độ bền của miếng trám. Với vật liệu trám chất lượng tốt sẽ mang đến sự thoải mái cho khách hàng. Tuy nhiên nếu bạn lựa chọn những vật liệu kém chất lượng thì sẽ gây ra tình trạng kích ứng với khoang miệng.
4. ĐỊA CHỈ TRÁM RĂNG SÂU UY TÍN, CHẤT LƯỢNG
Địa chỉ hàn trám uy tín Hà Nội
Nha khoa quốc tế Jun Dental có mặt tại Việt nam 2017, chuyển giao toàn bộ qui trình làm răng thẩm mỹ với công nghệ hiện đại nhất từ Hàn Quốc với tiêu chuẩn 5 sao.
Nha khoa thẩm mỹ quốc tế Jun Dental trong suốt những năm vừa qua đã phát triển không ngừng nhằm cung cấp chất lượng dịch vụ nha khoa đẳng cấp theo tiêu chuẩn 5 sao quốc tế. Jun Dental luôn tâm niệm phục vụ khách hàng bằng sự ” Tận Tâm”, “An Toàn”, ” Chu Đáo”. Các dịch vụ của Jun Dental luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất.
Hệ thống trang thiết bị hiện đại, ứng dụng nhiều công nghệ nha khoa tiên tiến. Đặc biệt, thiết bị công nghệ cao CAD/CAM 3D trong Nha khoa, CAD/CAM giúp bác sỹ lâm sàng và KTV labo có thể chế tạo phục hình một cách chính xác, đến từng Micron (Các phục hình bao gồm inlay, onlay, veneer, mão răng, cầu răng). đã và đang hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong việc phục hình răng sứ. Vật liệu răng sứ đa dạng, chất lượng tốt, xuất xứ chính hãng, an toàn với sức khỏe răng miệng. Quy trình thực hiện tuân thủ các quy định và yêu cầu về trình tự, đầy đủ các bước, đáp ứng yêu cầu khắt khe về vô trùng, khử khuẩn.Được hướng dẫn vệ sinh răng miệng chu đáo trước khi sử dụng dịch vụ. Dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, chính sách giá hợp lý, minh bạch.