Sự khác biệt giữa răng sữa và răng trưởng thành bạn nên biết

Bước sang tuổi thứ 6 – 12 trẻ bắt đầu có xu hướng thay răng sữa thành răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, ít ai biết được sự khác biệt giữa răng sữa và răng trưởng thành là gì, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Sự khác biệt giữa răng sữa và răng trưởng thành

Răng sữa và răng trưởng thành có mối quan hệ mật thiết với nhau. Răng sữa không chỉ thực hiện chức năng ăn nhai, giúp bé tập phát âm trong những năm đầu đời mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng để răng trưởng thành mọc lên đúng vị trí. Vậy sự khác biệt giữa răng sữa và răng trưởng thành là gì?

  1. Răng sữa

Răng sữa được hiểu một cách đơn giản là những chiếc răng mọc trong giai đoạn trẻ đang bú mẹ. Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên trong giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ, nhú mọc và phát triển từ khoảng 6 – 24 tháng tuổi và sẽ được thay thế vĩnh viễn rừ khoảng 6 – 12 tuổi.

  1. Răng trưởng thành

Răng trưởng thành là răng sẽ mọc lên để thay thế cho những chiếc răng sữa ban đầu và tồn tại đến già. Nếu bị hỏng, mất đi sẽ không mọc lại nữa.

Răng trưởng thành có thể mọc sớm hay muộn so với lịch trình vài năm không có gì đáng lo ngại.

Cách phân biệt sự khác nhau giữa răng sữa và răng trưởng thành

  • Số lượng răng: Trẻ nhỏ sẽ bắt đầu mọc răng sữa vào khoảng tháng tuổi thứ 6 và kết thúc khi 2 tuổi. Giai đoạn này trẻ sẽ có tất cả 20 răng sữa, đến năm 6 tuổi răng trưởng thành sẽ mọc lên và dần thay thế răng sữa. Đến năm 12 tuổi, trẻ gần như đã mọc đủ 28 chiếc răng trưởng thành.
  • Về hình dáng: Hình dáng răng, thân răng sữa trông sẽ mập hơn so với răng trưởng thành. Vì răng sữa có tỷ lệ chiều ngang so với chiều dài là lớn hơn. Xét về tỉ lệ so với phần thân răng tì chân răng sữa dài hơn, mảnh hơn. Các răng sữa hàm có nhiều chân, thường 3 chân đối với hàm trên và 2 chân đối với hàm dưới, các chân răng thường dang rộng nên việc nhổ răng sữa dễ bị gãy.

Khi trẻ lên 6 bắt đầu thay đổi răng sữa thành răng trưởng thành, cha mẹ nên chú ý việc chăm sóc răng miệng cho con ngày từ nhỏ để con luôn có hàm răng khỏe mạnh

Dựa vào 2 yếu tố trên sẽ giúp cha mẹ phân biệt sự khác nhau giữa răng sữa và răng trưởng thành. Chính vì thế, cha mẹ nên quan tâm chăm sóc răng miệng cho con theo từng độ tuổi ngay từ khi chiếc răng sữa đầu tiên mọc lên. Cho trẻ đi khám định kỳ 3 – 6 tháng/lần để đảm bảo hàm răng trẻ luôn khỏe mạnh và kịp thời khắc phục những sai lệch, tổn hại có thể xảy ra.

Hướng dẫn bố mẹ chăm sóc răng miệng cho con yêu đúng cách

  1. Dinh dưỡng cho mẹ khi mang thai

Răng sữa bắt đầu hình thành ngay từ tuần thứ 8 trong bài thai, do đó, dinh dưỡng cho mẹ trong quá trình mang thai rất quan trọng. Bởi nó liên quan trực tiếp tới việc hình thành bộ răng cho trẻ, mẹ cần cung cấp đầy đủ canxi, phosphat… Đặc biệt, tránh sử dụng khánh sinh thuộc nhóm Tetracyline sẽ gây nhiễm răng.

  1. Răng sữa cho con khi bú mẹ

Răng bị sâu, nguyên nhân có thể do nhiễm trùng, trong miệng có khoảng 200 – 300 loại vi trùng thường trú nhưng có hai loại chịu trách nghiệm gây sâu răng là Streptococcus và Lactobacillus.

Nếu răng bị sâu, trên răng sẽ có mảng bám có hai loại vi trùng là Plaque và đường. Thức ăn chính của chúng là đường có khả năng lên men, khi tiếp xúc chúng sẽ lên men đường và tạo thành các sản phẩm phụ có tính acid cao như acid lactic. Các chất acid này làm giảm pH trên các mảng bám, độ acid cao sẽ ăn mòn men răng trên bề mặt răng, nếu kéo dài sẽ ăn sâu vào trong các cấu trúc bên dưới tạo thành lỗ sâu răng.

Trong sữa mẹ có chứa một số hoạt chất có tính kháng khuẩn có thể làm giảm lượng vi trùng trong miệng cộng thêm chỉ có đường lactose nên trẻ bú sữa mẹ có tỷ lệ sâu răng thấp hơn là trẻ bú sữa công thức. Khi trẻ bắt đầu mọc răng thì cũng là lúc trẻ bắt đầu ăn dặm, tiếp xúc tinh bột, trái cây và các loại đường khác, tức là có nguy cơ sâu răng. Trẻ bú mẹ hay sữa công thức đều có nguy cơ như nhau vì cùng ăn dặm như nhau.

Do vậy, việc cho con bú bằng sữa mẹ không sâu răng là hoàn toàn sai và dễ gây ngộ nhận cho các bà mẹ, làm lơ việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Nên nhớ trong các khuyến cáo về chăm sóc răng miệng cho trẻ, không có phân biệt trẻ bú mẹ hay trẻ bú sữa công thức, vì sao vậy? Vì bú sữa mẹ cũng có thể sâu răng.

Trong một khảo về sâu răng trên 1303 trẻ ở Brazil, kết quả cho thấy trẻ bú mẹ lâu hơn 2 tuổi có tỷ lệ sâu răng cao hơn nhóm trẻ cai sữa mẹ trước 2 tuổi gấp 2.4 lần. Nói một cách khác nó cũng giống như ăn 5 – 6 cục kẹo lactose mỗi ngày, tuy không thể đổ thừa hoàn toàn cho sữa mẹ nhưng nguy cơ cao hơn là hoàn toàn có thể. Nghiên cứu này đã dược đăng tải trong tạp chí của Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ AAP. Tuy nhiên, sữa mẹ vô cùng ưu việt nên các mẹ lưu ý đặc biệt đến vệ sinh răng miệng cho bé và hạn chế cho bé bú đêm nhé!

  1. Dinh dưỡng cho trẻ

Ăn đúng bữa, nên vệ sinh miệng ngay sau khi ăn, đặc biệt là buổi tối. Hạn chế ăn giữa bữa và ăn vặt với đồ có quá nhiều đường. Không sử dụng Tetracyline tới khi trẻ đã thay hết răng vĩnh viễn. Loại bỏ thói quen ngậm cơm khi ăn và ngậm bình sữa khi đi ngủ.

  1. Vệ sinh răng sữa đúng cách

Dùng gạc thấm nước muối sinh lý lau sạch răng cho con sau mỗi bữa ăn, từ chiếc răng đầu tiên, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Bắt đầu đánh răng cho trẻ khi có răng hàm sữa đầu tiên, với sự giúp đỡ của bố mẹ những buổi đầu tiên cho đến khi quen dần có thể để trẻ tự đánh răng. Cho trẻ khám răng nha khoa ngay khi răng sữa bắt đầu mọc hoặc muộn nhất là 24 tháng. Biểu hiện của răng tổn thương sớm là răng cửa trên mủn, đau, lộ tủy… Sử dụng bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa, bàn chải máy… đảm bảo rằng răng của con được vệ sinh đúng cách và sạch sẽ.

  1. Kem đánh răng cho răng sữa
  • Khi trẻ mọc răng àm sữa đầu tiên sử dụng kem đánh răng nồng độ 250 ppm Flour.
  • Khi trẻ mọc răng hàm sữa thứ 2 nên sử dụng kem đánh răng 500 ppm Fluor
  • Khi trẻ lên 6 tuổi bắt đầu thay răng, sử dụng kem đánh răng có nồng độ như người lớn là 1000ppm.
  • Kem đánh răng có ít chất mài mòn, có mùi dễ chịu, không có chất tại bọt và hàm lượng Fluor phù hợp.

Trên đây là những thông tin sự khác nhau giữa răng sữa và răng trưởng thành, cùng cách chăm sóc răng miệng cho con phù hợp. Cha mẹ đừng lơ là việc chăm sóc răng cho con từ khi còn nhỏ để con luôn có hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh mãi sau này nhé! Mọi thông tin chi tiết có thể liên hệ tới Hotline: 1800 0001 hoặc inbox trực tiếp qua: https://m.me/jundental.net để được tư vấn miễn phí và hưởng những ưu đãi vô cùng hấp dẫn trong gói Chăm sóc răng cho cả gia đình nhé!