Để bảo vệ cho trẻ luôn có hàm răng khỏe mạnh, mẹ bầu phải chăm sóc răng miệng cho con từ lúc mang thai
Giai đoạn phôi của hệ răng sữa của con sẽ bắt đầu từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 trong bào thai và kéo dài đến tháng thứ 6. Do đó, mẹ bầu phải chăm sóc răng miệng cho con từ lúc mang thai bằng cách ăn uống điều độ, bổ sung canxi để bé hình thành phôi răng hoàn thiện nhất.
- Phụ nữ mang thai thường dễ mắc phải bệnh lý răng miệng nào?
- Triệu chứng viêm lợi ở trẻ và biện pháp khắc phục hiệu quả cao
- Mùa hè – thời điểm thích hợp nhất để niềng răng sớm cho trẻ
Tại sao mẹ bầu phải chăm sóc răng miệng cho con từ lúc mang thai?
Trong thời kỳ mang thai, phôi răng của trẻ sẽ bắt đầu hình thành từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 trong bào thai. Nó sẽ tiếp tục kéo dài đến khoảng tháng thứ 6 sau khi sinh.
Giai đoạn phôi của các răng trưởng thành sẽ bắt đầu từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 5 và kéo dài đến tháng thứ 9 sau khi sinh, riêng mầm răng khôn đến 4 tuổi mới hình thành.
Không có cơ quan nào khác trong cơ thể người lại cần một thời gian dài như thế để đạt được hình thể sau cùng hệ răng. Vì thế các mẹ bầu phải chăm sóc răng miệng cho con từ lúc mang thai. Trong thời gian mang thai, thai phụ cần ăn uống điều độ và bổ sung canxi để giúp con hình thành đầy đủ phôi răng sữa một cách đầy đủ và hoàn thiện nhất. Đặc biệt trong 2 thời kỳ mọc răng:
- Thời kỳ mọc răng sữa:
Răng sữa là bộ răng tồn tại ở giai đoạn quan trọng nhất của sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ nhỏ.
Răng sữa được hình thành từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 10 của bào thai và được lắng đọng chất men và ngà (sự khoáng hóa) từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 sau khi sinh.
Trong thời gian mang thai, thai phụ cần ăn uống điều độ và bổ sung canxi để giúp con hình thành đầy đủ phôi răng sữa một cách đầy đủ và hoàn thiện nhất
Răng sữa mọc vào trong khoang miệng khoảng tháng thứ 6 sau khi sinh. Đến 2 – 3 tuổi, trẻ sẽ có đủ bộ răng sữa gồm 20 răng. Ngoài chức năng ăn nhai, phát âm, răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của xương hàm và giữ đúng vị trí cho răng trưởng thành mọc lên sau này. Chân răng sữa tiêu dần khi đến tuổi thay răng trưởng thành. Riêng trẻ từ độ tuổi thứ 6 đến 11 hiện diện cả răng sữa và răng trưởng thành trên cung hàm được gọi là răng hỗn hợp (denture mixte).
- Tuổi mọc và thay răng sữa
Thường răng hàm dưới mọc và thay sớm hơn răng hàm trên.
- Hàm dưới:
+ Răng cửa giữa sẽ mọc từ tháng thứ 6 và bắt đầu thay khi trẻ được 6 – 7 tuổi.
+ Răng cửa bên sẽ mọc sau răng cửa giữa 1 tháng và thay khi trẻ ở tuổi thứ 8.
+ Răng nanh của trẻ mọc tháng thứ 16 và thay trẻ ở tuổi 10 – 11.
+ Răng hàm sữa thứ 2 mọc ở tháng 24 và thay khi trẻ bước sang tuổi 11.
- Hàm trên:
+ Răng của giữa sẽ mọc tháng thứ 7 và thay khi trẻ lên 7 tuổi
+ Răng cửa bên sẽ mọc tháng thứ 9 và thay ở tuổi thứ 8
+ Răng hàm sữa 1 mọc ở tháng thứ 14 và thay khi trẻ 11 – 12 tuổi
+ Răng hàm sữa 2 mọc ở tháng thứ 24 và thay khi trẻ 12 tuổi
+ Răng nanh mọc ở tháng thứ 18 và thay ở tuổi 11 – 12 tuổi
- Thời kỳ mọc răng trưởng thành
- Từ 6 – 7 tuổi trẻ mọc răng cửa giữa
- Từ 7 – 8 tuổi mọc răng cửa bên
- Từ 9 – 10 tuổi thì mọc răng hàm nhỏ
- Từ 10 – 11 tuổi thì mọc răng nanh
- Từ 11 – 12 tuổi trẻ mọc răng hàm nhỏ
- Từ 6 – 7 tuổi mọc răng hàm lớn 1
- Từ 11 – 13 tuổi mọc răng hàm lớn 2
- Từ 17 – 21 tuổi mọc răng hàm lớn 3.
Còn riêng răng khôn sẽ mọc ở tùy từng trường hợp và thường sẽ mọc từ 18 – 25 tuổi, có người cả đời mọc 1 – 2 răng hoặc 3 – 4 răng, và có người cả đời không mọc cái nào.
Răng sữa và răng trưởng thành khác nhau như thế nào?
- Răng sữa được hiểu một cách đơn giản là những chiếc răng mọc trong giai đoạn trẻ đang bú mẹ. Đây là những chiếc răng đầu tiên trong giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ, nhú mọc và phát triển từ khoảng 6 – 24 tháng tuổi. Nó sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn khi trẻ 6 – 12 tuổi.
- Răng trưởng thành là răng mọc lên để thay thế cho những chiếc răng sữa ban đầu và tồn tại đến già. Nếu răng bị hỏng hoặc mất đi sẽ không thể mọc lại nữa. Răng trưởng thành có thể mọc sớm hay mọc trễ hơn so với lịch trình vài năm nên không đáng lo ngại.
Răng sữa và răng trưởng thành có mối quan hệ mật thiết với nhau. Răng sữa không chỉ thực hiện chức năng ăn nhai, còn giúp bé tập phát âm trong những năm đầu đời, đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng để răng trưởng thành mọc lên đúng vị trí. Chính vì thế, mẹ bầu phải chăm sóc răng miệng cho con từ lúc mang thai để con có hàm răng khỏe mạnh. Cùng đó, cha mẹ nên cho con đi khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần đảm bảo hàm răng của trẻ luôn khỏe mạnh và kịp thời khắc phục những sai lệch, tổn hại có thể xảy ra.
Phân biệt giữa răng sữa và răng trưởng thành
- Số lượng răng
Trẻ nhỏ bắt đầu mọc răng sữa từ tháng thứ 6 và kết thúc khi lên 2 tuổi rưỡi. Trong giai đoạn này trẻ sẽ mọc hoàn tất 20 chiếc răng sữa, đến khi 6 tuổi bắt đầu thay răng trưởng thành. Năm 12 tuổi trẻ mọc đủ 28 chiếc răng trưởng thành trên cung hàm.
Dinh dưỡng dành cho mẹ rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng của con nhỏ
- Hình dáng răng
Hình dáng răng và thân răng sữa trông sẽ mập hơn so với răng trưởng thành, vì răng sữa có tỉ lệ chiều ngang lớn hơn so với chiều dài. Xét về tỉ lệ thân răng thì chân răng sữa dài và mảnh hơn răng trưởng thành. Các răng sữa hàm có nhiều chân hơn, thường 3 chân đối với hàm trên và 2 chân so với hàm dưới. Các chân răng thường rộng hơn khi nhổ răng rất dễ bị gãy.
Mẹ bầu phải chăm sóc răng miệng cho con từ lúc mang thai như thế nào?
- Dinh dưỡng cho mẹ bầu
Mẹ bầu phải chăm sóc răng miệng cho con từ lúc mang thai thì cần chú ý tới dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai. Bởi răng sữa bắt đầu hình thành khi thai nhi bước sang tuần thứ 8. Dinh dưỡng của mẹ rất quan trọng cho việc hình thành bộ răng cho trẻ, quan trọng nhất phải bổ sung đầy đủ canxi, phosphat… Đặc biệt, trong suốt quá trình mang thai mẹ bầu cần tránh sử dụng kháng sinh thuộc nhóm Tetracyline vì nó có thể gây nhiễm màu răng của cả mẹ và bé.
- Dinh dưỡng cho trẻ
Để bảo vệ răng trẻ luôn khỏe mạnh dinh dưỡng dành cho con cũng vô cùng quan trọng. Bố mẹ nên cho con ăn đúng bữa, vệ sinh ngay sau mỗi bữa ăn, đặc biệt là buổi tối.
Nên hạn chế cho con ăn giữa bữa, và ăn vặt, đặc biệt là thực phẩm nhiều đường.
Không cho trẻ sử dụng chất có chứa Tetracyline khi trẻ đang trong thời giant thay răng vĩnh viễn.
Loại bỏ thói quen ngậm cơm khi ăn và ngậm bình sữa khi đi ngủ.
- Vệ sinh răng sữa cho con
Dung gạc thấm nước muối sinh lý lau sạch răng cho con sau mỗi bữa ăn, từ chiếc răng đầu tiên, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
Bắt đầu tập cho con đánh răng khi đã mọc đủ răng hàm sữa, bố mẹ nên hỗ trợ con trong khoảng thời gian này. Và chưa nên cho con đánh răng với kem đánh răng trong những buổi tập đầu tiên.
Nên đưa con đi thăm khám khi răng sữa đã bắt đầu mọc hoặc muộn nhất là khi trẻ được 24 tháng tuổi.
Nếu thấy răng của con có những biểu hiện bị tổn thương sớm là răng cửa trên mủn, nát, đau, lộ tủy, thì bố mẹ nên cho con sử dụng bàn chải long mềm, chỉ nha khoa và bàn chải điện… để vệ sinh răng miệng của con.
- Chọn kem đánh răng cho răng sữa
Khi trẻ mọc răng hàm sữa đầu tiên thì nên chọn kem đánh răng có nồng độ 250 ppm flour.
Khi trẻ mọc răng hàm sữa thứ 2, chọn kem đánh răng có chứa 500 ppm Fluor
Khi trẻ lên 6 tuổi bắt đầu thay răng, nên chọn kem đánh răng người lớn là 1000ppm
Kem đánh răng có ít chất mài mòn, có mùi dễ chịu và không có chất tạo bọt và hàm fluor phù hợp.
Trên đây là những kiến thức bổ ích để con có hàm răng khỏe mạnh, bác sĩ khuyên mẹ bầu phải chăm sóc răng miệng cho con từ lúc mang thai. Để hiểu rõ hơn chi tiết này hãy liên hệ ngay tới hotline 1800 0001 – 1800 0001 – 0944 980 001 hoặc tới trực tiếp địa chỉ tầng 5, tòa nha Imperial 71 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội để được thăm khám và tư vấn miễn phí.
Địa chỉ: Tầng 5 – tòa nhà Imperial 71 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Hotline: 1800 0001 – 0944 98 0001 Email: jundental.vn@gmail.com