Sau 2 năm, việc tháo niềng răng là việc đáng mong chờ của các bạn niềng răng. Có gì cần chú ý sau khi tháo chỉnh niềng răng?
-
Các bước Tháo niềng răng
Quy trình tháo niềng răng thông thường sẽ diễn ra trong vòng 30 phút, bao gồm 3 bước:
- Bước 1: Tháo bỏ mắc cài trên răng
Đối với niềng răng cố định, bác sĩ sẽ tháo dây cung ra trước. Sau khi tháo dây cung, trên cung hàm sẽ chỉ còn lại mắc cài. Lúc này bác sĩ sẽ sử dụng kìm nha khoa chuyên dụng và chất phá keo dính nha khoa để nhẹ nhàng phá vỡ các liên kết tại chân đế của mắc cài. Thông thường, mắc cài sẽ được loại bỏ từng chiếc một.
Bạn sẽ cảm thấy một áp lực nhỏ khi bác sĩ thực hiện quá trình gỡ mắc cài nhưng không cần quá lo lắng vì quá trình niềng răng đã sắp hoàn thành.
Xem cận cảnh tháo niềng răng
- Bước 2: Làm sạch và đánh bóng men răng
Sau khi tháo bỏ tất cả các thiết bị chỉnh nha, trên răng có thể vẫn còn bám keo hoặc xi măng nha khoa gắn mắc cài. Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch chúng và đánh bóng lại toàn bộ bề mặt răng.
- Bước 3: Đeo hàm duy trì
Đây là một khí cụ có tác dụng giữ cho răng luôn ở đúng vị trí theo phác đồ điều trị của bác sĩ
2. Chăm sóc sau tháo niềng răng?
Bạn vẫn cần chăm sóc sức khỏe răng miệng cho mình và đi khám nha khoa tái khám định kỳ 6 tháng/lần nếu không muốn thành quả bạn đạt được không như mong muốn.
- Đeo hàm duy trì 20/24h:
Hàm duy trì được khuyên đeo trong vòng 1 năm sau khi thực hiện tháo mắc cài. Dụng cụ nha khoa này được thiết kế với từng tình trạng răng của mỗi người và đảm bảo cho răng cố định và không dịch chuyển trên cung hàm.
- Thường xuyên chăm sóc răng miệng mỗi ngày:
Đánh răng nhẹ nhàng 2 lần/ngày. Dùng chỉ nha khoa và máy tăm nước giúp răng sạch hơn. Súc miệng bằng nước xúc miệng là bước cuối cùng
- Tái khám định kỳ: Sau khi tháo niềng răng, bạn vẫn cần đến sự thăm khám của bác sĩ theo định kỳ 6 tháng/lần để được đảm bảo răng không dịch chuyển về vị trí ban đầu. Ngoài ra, việc thăm khám bác sĩ sẽ giúp bạn ngăn ngừa, điều trị kịp thời các bệnh răng miệng có thể phát sinh.
- Chế độ ăn uống phù hợp
Bạn nên giữ thói quen ăn uống phù hợp với sức khỏe. Bổ sung các dưỡng chất chứa nhiều vitamin, protein có lợi cho răng giúp răng luôn chắc khỏe, sáng bóng. Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt, nước có ga, rượu bia, thuốc lá.
3. Thắc mắc khi tháo niềng răng
- Tháo niềng răng sớm có sao không?
Thời điểm tháo niềng răng có thể dao động sớm hoặc muộn trong vòng 1-2 tháng tùy thuộc vào tình trạng khớp cắn, vị trí các răng. Việc tháo niềng răng trước thời hạn trong một số trường hợp có thể xảy ra nhưng đều phải được cân nhắc kỹ lưỡng bởi các bác sĩ.
Mặc dù nói có thể tháo niềng răng sớm tuy nhiên việc này là không nên bởi lẽ niềng răng là quá trình nắn chỉnh răng về đúng vị trí theo phác đồ điều trị. Vậy nên khi tháo răng trước thời hạn có thể gây ra một số hậu quả:
– Có thể răng đã đều nhưng khớp cắn chưa hoàn chỉnh dẫn tới việc ăn nhai gặp khó khăn, tính thẩm mỹ cũng chưa được đảm bảo.
– Răng chưa hoàn toàn ổn định nên khi tháo niềng sớm có thể làm răng xô lệch trở lại.
- Tháo niềng răng tạm thời có được không?
Không nên tháo niềng răng sớm thì tháo niềng răng tạm thời có được không? Câu trả lời là CÓ.
Tháo mắc cài tạm thời phải được thực hiện bởi các bác sĩ theo trình tự nhất định. Một số lưu ý khi tháo mắc cài tạm thời
– Đeo hàm duy trì tạm thời trong thời gian ngắn để hạn chế sự di chuyển của các răng.
– Bác sĩ sẽ lấy lại dấu hàm để sau thời gian tháo tạm, bác sĩ sẽ gắn lại đúng vị trí, tiếp tục thực hiện quá trình chỉnh nha.
– Sau thời gian thực hiện công việc của mình, bạn nên đến ngay nha khoa để gắn lại mắc cài vì khi để tình trạng tháo mắc cài quá lâu. Răng sẽ dịch chuyển theo hướng khó điều trị hơn. Thời gian niềng răng chính vì thế mà kéo dài ra.
Với những chia sẻ trên, hy vọng giúp bạn trả lời câu hỏi Tháo Niềng Răng có đau không? Chúc bạn luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc.
Địa chỉ: Số 156 Vũ Phạm Hàm – Cầu Giấy – Hà Nội. Hotline: 1800 0001 Email: jundental.vn@gmail.com