Đây là bệnh lý về lợi không chỉ gây mất thẩm mỹ, mà còn gây ra những ảnh hưởng không tốt với răng. Trong bài viết kỳ này, hãy cùng Jun Dental tìm hiểu tụt lợi là gì? Và giải pháp của Bác sỹ khi bệnh nhân bị tụt lợi là gì?

Tụt lợi hay còn được gọi là tụt nướu hay teo rút nướu là tình trạng nướu bị rút về phía chân răng. Từ đó khiến răng trông dài hơn. Về lâu dài, nếu không được điều trị kịp thời, chân răng sẽ dần bị lộ ra. Tình trạng tụt nướu thường xuất hiện chủ yếu ở những răng mặt ngoài như răng cửa và răng nanh.

Nguyên nhân gây tụt lợi: 

  • Chải răng quá mạnh: Sử dụng bàn chải quá cứng hoặc chải răng quá mạnh sẽ gây tác động không tốt tới nướu.
  • Tụt lợi do bệnh nha chu: Các vi khuẩn gây viêm lợi đồng thời phá hủy các mô nướu dẫn tới tình trạng nướu bị co rút.
  • Chăm sóc răng miệng chưa đúng: Vệ sinh răng miệng hàng ngày thiếu cẩn thận sẽ khiến bạn phải đối diện với vôi răng. Vôi răng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây viêm nha chuviêm lợi gây tụt lợi răng.
  • Teo rút nướu do gen: Theo nghiên cứu có tới 30% dân số có cơ địa nhạy cảm hơn, dễ mắc các bệnh về nướu lợi.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây tụt lợi không do quá trình viêm sưng như: khớp cắn bị sang chấn, răng bị mọc lệch khỏi cung hàm, sự căng kéo quá mức của phanh môi, phanh má. Đây cũng những nguyên nhân khiến nướu bị co kéo dẫn tới tụt nướu.

HẬU QUẢ: 

Vấn đề thẩm mỹ – đây chính là điều khiến nhiều người quan tâm nhất khi nói về bệnh lý tụt nướu. Tụt nướu sẽ khiến phần nướu bị co rút, làm trơ chân răng. Điều này khiến cho răng trở nên dài bất thường và lộ chân. Khiến người gặp vấn đề về tụt nướu mất tự tin và ngại giao tiếp.

Nướu răng bị tụt có thể gây tới một số hệ quả xấu cho răng. Tụt nướu sẽ khiến phần chân răng bị mất đi lớp bảo vệ khiến răng dễ bị nhạy cảm và tổn thương hơn. Đồng thời, tạo điều kiện cho thức ăn và vi khuẩn có thể bám vào chân răng gây sâu răng. Trong trường hợp tụt nướu kèm viêm sẽ có thể gây viêm chân răng. Trong trường hợp xấu nhất bạn sẽ phải đối mặt với việc răng sẽ bị mất.

Tụt lợi có chữa được không?

Tụt lợi có thể hoàn toàn được chữa trị. Trước hết, bạn cần tới gặp nha sĩ để xác định tình trạng tụt nướu của mình ở mức độ nào. Đôi khi, bạn chỉ cần đổi loại bàn chải và chải răng nhẹ nhàng theo vòng tròn. Với những trường hợp tụt nướu nặng, bạn sẽ cần phải can thiệp thủ thuật nha khoa để giải quyết triệt để tình trạng tụt nướu.

Răng bị tụt lợi phải làm sao?

  • Với tình trạng nướu bị rút nhẹ do viêm nha chu. Các nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch sâu những khu vực bị viêm. Nha sĩ sẽ tiến hành các thủ thuật nhằm lợi bỏ phần cao răng ăn sâu vào chân răng. Tạo môi trường cho phần nướu phát triển.
  • Tái tạo xương: Phần xương giúp hỗ trợ chân răng, giúp chân răng đứng vững nếu bị ảnh hưởng do tụt nướu. Các nha sĩ sẽ tiến hành thủ thuật giúp khôi phục lại phần mô xương đã bị tiêu biến. Nha sĩ sẽ tiến hành sử dụng những vật liệu nhân tạo giúp tái tạo vào phần chân răng và xương. Nhờ đó, cơ thể sẽ tự tái tạo lại phần xương đã mất.
  • Với trường hợp tụt nướu nặng do mất nhiều xương và nướu. Các nha sĩ sẽ buộc phải tiến hành phẫu thuật để phục hồi lại những tổn thương do phần nướu bị tụt gây ra. Quy trình phẫu thuật điều trị tụt nướu gồm hai giai đoạn:
  • Nạo túi và giảm độ sâu túi nha: Ở bước này các nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch sâu túi nha để loại bỏ đi những vi khuẩn có hại, Sau đó nha sĩ sẽ tiến hành khâu mô lợi vào vị trí trên gốc răng để kéo lợi lại.

Hiện tại, đây là phương pháp mà JUN DENTAL sử dụng để can thiệp hữu hiệu giúp giải quyết tình trạng tụt nướu lợi.