Chữa bệnh viêm lợi có mủ là một quá trình lâu dài và kiên trì của bác sĩ nha khoa cũng như của bệnh nhân. Bệnh viêm lợi mủ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm.

  • Bệnh viêm lợi mủ là gì?

Viêm lợi mủ là sự nhiễm trùng ở phần các mô của nướu khiến hình thành ổ mủ. Nhiễm trùng gây ra một bọc mủ, bọc mủ có thể bao gồm các mô đã chết, bạch cầu, vi trùng còn sống hoặc đã chết, làm sưng các mô ở chân răng. Triệu chứng của viêm lợi mủ: Khi mủ hình thành, người bệnh sẽ có một hoặc một số các triệu chứng:

    1. Miệng bị hôi: Do lợi bị viêm nhiễm và có dịch nhiễm trùng, khiến miệng và hơi thở của người bệnh có mùi hôi khó chịu, khiến họ dễ dàng bị mất tự tin, khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người.
    2. Đau răng: Triệu chứng đầu tiên là đau răng. Người bị viêm lợi có mủ có thể phải chịu những con đau dai dẳng ở nơi có mủ, hoặc những con đau nhói với cường độ và mật độ tăng dần. Người bệnh còn có thể mất ngủ vì đau răng.
    3. Nhai thức ăn bị đau: Bệnh nhân gặp khó khăn trong ăn uống, lợi sẽ bị đau khi sử dụng phần răng có chứa mủ để nhai thức ăn. Miệng nhạy cảm với đồ ăn nóng hoặc lạnh, bị đau buốt khi ăn phải đồ ăn quá nóng, quá cay hoặc quá lạnh. Bệnh nặng có thể khiến người bệnh khó khăn trong giao tiếp.
    4. Sốt nhẹ đến sốt cao: Sốt là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng đang ở mức báo động. Khi cơ thể bị nhiễm trùng nặng sẽ gây ra những biểu hiện lâm sàng như nóng người và sốt.

  1. Có vị đắng trong miệng: Có thể xuất hiện vị đắng do ổ mủ trong khoang miệng gây nên. Người bệnh có cảm giác khó chịu và chán ăn.
  2. Sưng má, xuất hiện hạch ở cổ: Khi sự lây nhiễm đã lan sâu hơn vào hàm, người bệnh xuất hiện tình trạng sưng hai bên má và lan ra khắp mặt. Viêm nhiễm nếu lan sang các vùng khác của cơ thể có thể khiến hạch xuất hiện ở cổ.
  • Nguyên nhân gây viêm lợi có mủ

  1. Do vệ sinh răng miệng không đúng cách: Lười chăm sóc răng miệng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh trong đó bệnh viêm lợi có mủ. Ngoài ra việc vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh.
  2. Mắc các bệnh khác: Một số bệnh nhân mắc các bệnh khác cũng có thể là nguyên nhân gây viêm lợi có mủ như tiểu đường hoặc các bệnh tự miễn dịch. Các bệnh này làm giảm sức đề kháng của cơ thể và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  3. Tiêu thụ nhiều đường: Đường rất cần thiết đối với cơ thể, nhưng sử dụng quá nhiều đường trong chế độ ăn uống như ăn nhiều đồ ngọt, uống nước ngọt sẽ khiến răng miệng dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.

Viêm lợi có mủ có thể để lại những biến chứng nguy hiểm, nó sẽ khiến bạn rụng răng hoặc ảnh hưởng tới những khu vực khác trên cơ thể.

  • Điều trị viêm lợi có mủ:

Khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu như đau nhức răng dai dẳng, sốt, vùng má bị sưng, cổ nổi hạch, bạn cần đến ngay tới cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để các nha sĩ làm xét nghiệm, từ đó đưa ra những biện pháp điều trị kịp thời.

  1. Giai đoạn viêm cấp : Thuốc hỗ trợ điều trị bao gồm: Kháng sinh, kháng viêm, chống phù nề, giảm đau hạ sốt, thuốc hỗ trợ tăng cường miễn dịch tại chỗ… + chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hoa quả, rau xanh sạch.
  2. Giai đoạn ổn định: vệ sinh răng miệng, lấy sạch cao răng trên và dưới lợi, phẫu tích loại bỏ những vùng lợi phì đại, nạo và làm sạch ổ viêm vùng xung quanh cổ răng, tái tạo lại rãnh lợi sinh lý… kết hợp với đơn thuốc hỗ trợ điều trị trong giai đoạn này.

Để đảm bảo cho việc điều trị được hiệu quả. ở nhà, ngoài việc chải răng sạch vệ sinh răng miệng hàng ngày, bạn cũng có thể ngậm nước muối. Nước muối ngậm không cần quá mặn, độ mặn chỉ cần thương đương với nước canh. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi sử dụng pha kèm với một lượng nước nóng vừa đủ. Trước khi ngậm nước muối vệ sinh miệng bạn nên xúc miệng sạch bằng nước muối đã pha trong 30 giây. Sau đó ngậm nước muối một lúc, ngày ngậm 3-4 lần sau mỗi bữa ăn và trước sau khi ngủ. Nước xúc miệng khử khuẩn cũng có thể được sử dụng trong giai đoạn này, tùy vào sở thích của mỗi người mà lựa chọn sản phẩm cho phù hợp.

  • Phòng tránh bệnh viêm lợi có mủ:

Nắm được nguyên nhân gây bệnh, chúng ta sẽ có được những phương pháp phòng bệnh hữu hiệu. Cách phòng tốt nhất chính là chăm sóc răng miệng hiệu quả với việc chải răng sạch ít nhất hai lần mỗi ngày, chải đúng cách theo sự hướng dẫn của nha sĩ. Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng thay cho tăm sau mỗi bữa ăn, súc miệng nước muối loãng ấm trước và sau khi ngủ dậy.

HỆ THỐNG NHA KHOA THẨM MỸ QUỐC TẾ JUN DENTAL – IT’S REAL SMILE

Địa chỉ:

  • Tầng 5 – toà nhà Imperial 71 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
  • Số 156 Vũ Phạm Hàm – Cầu Giấy – Hà Nội.

Hotline: 1800 0001

Email: jundental.vn@gmail.com