Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn, đây là chiếc răng không có nhiều vai trò nhưng lại gây ra khá nhiều tác hại nếu như mọc lệch, mọc ngầm, gây khó chịu cho bệnh nhân. Nếu ở trong các trướng hợp trên, các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ sớm. 

1. Răng số 8 nằm ở đâu?

Răng khôn (răng hàm số 8) mọc khi chúng ta đang ở độ tuổi trưởng thành, xương hàm ổn định, cứng chắc. Sở dĩ có những chiếc răng khôn là do trong quá trình tiến hoá của loài người, xương hàm của chúng ta đã nhỏ đi dẫn đến việc chiếc răng ” số 8″ không còn đủ chỗ mọc lên và sẽ phải mọc lệch, chéo hoặc mọc ngầm. Một số ít trường hợp xương hàm có đủ chỗ cho răng số 8, khi đó răng mọc thẳng, bình thường nhưng vẫn có khả năng đau nhức, khó chịu.

2. Những tác hại khi không nhổ răng số 8 sớm

Do nằm sâu trong cùng của cung hàm nên việc vệ sinh chăm sóc răng hằng ngày gặp khá nhiều khó khăn.Trường hợp xấu là khi răng khôn mọc ngầm, đâm vào chân răng số 7, cần được xử lý và loại bỏ sớm nếu không có thể gây ra nhiều tác hại như sau:

  • Sâu răng: Do nằm sâu trong cùng, ở nơi gần sát với tiếp giáp 2 hàm, bề mặt gồ ghề, thức ăn dễ dàng bám dính và là nơi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nếu không có bàn chải chuyên dụng thì sẽ rất khó để vệ sinh.
  • Viêm nhiễm: Đây là trường hợp hầu hết đều mắc phải do khi mọc răng, nướu bị sưng nhức, khó vệ sinh sạch sẽ nên vi khuẩn dễ tấn công gây viêm.
  • Hình thành các túi áp xe: Khi răng mọc lên, gây sưng nướu, hình thành các túi viêm, và mủ từ áp xe có thể chảy xuống cổ họng gây ngạt thở hoặc lây lan gây áp xe trung thất…
  • Ảnh hưởng răng kế cận: Nếu răng khôn mọc ngầm, sẽ đâm trực tiếp vào chân răng số 7 gây tiêu xương và hỏng tuỷ, ngoài ra còn gây tổn thương các mô mềm trong miệng do khi mọc không đúng cung hàm, gây khó khăn trong việc ăn nhai và giao tiếp.

3. Nhổ răng không số 8 có nguy hiểm không?

Các trường hợp răng mọc chệch, sai hướng so với cung hàng, các bác sĩ đều chỉ định nên nhổ sớm.Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp Bác sĩ giữ lại răng khôn như:

  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai: Thời kỳ này, cơ thể của người phụ nữ sẽ bị thiếu hụt rất nhiều canxim việc nhổ răng là không phù hợp, kèm theo đó, việc nhổ răng khôn dùng thuốc giảm đau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của mẹ và bé.
  • Nướu bị viêm nhiễm trầm trọng: Khả năng nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn là cao hơn người bình thường.
  • Răng khôn ảnh hưởng đến các bộ phận khác: Khi được chỉ định nhổ răng, dĩ nhiên các bác sĩ vẫn sẽ chụp X quang, kiểm tra xương hàm đầy đủ, và trong trường hợp này sẽ không thể nhổ răng khôn.
  • Phụ nữ đang trong kỳ nguyệt san: Nhổ răng khôn có thể sẽ mất khá nhiều máu, và trong thời gian này phụ nữ không nên nhổ để tránh suy nhược thần kinh.
  • Những người vừa mới ốm nặng: Khả năng miễn dịch kém, dẫn đến việc máu sẽ khó đông sau khi nhổ răng nên dễ bị nhiễm một số bệnh
  • Bệnh nhân bị ung thư bạch cầu: Nguy cơ nhiễm bệnh cao
  • Bệnh nhân đang điều trị tia X ở vùng hàm mặt: Răng khôn được nhổ trong quá trình điều trị tia X có nguy cơ cao bị hoại tử xương hàm.

Nhổ răng khôn là tiểu phẫu đơn giản nếu răng mọc đúng vị trí, không mọc ngầm hay đâm vào răng bên cạnh

Một số biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng số 8:

  • Sốc phản vệ (theo PGS.TS – Bác sĩ Lê Ngọc Tuyến).
  • Cần thăm khám kỹ về tiểu sử bệnh nền, để kiểm soát được những biến chứng có thể xảy ra.
  • Vị trí răng khôn bị nhổ đi chảy máu liên tục không dứt do bác sĩ tay nghề không cao, xử lý kém.
  • Vi khuẩn xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng máu do không làm sạch các nang
  • Nhiễm trùng do dụng cụ tiểu phẫu không được làm sạch và khử trùng.

Tuy nhiên các rủi ro trên hoàn toàn có thể kiểm soát nếu chúng ta lựa chọn những cơ sở thăm khám về nha khoa uy tín.

4. Quá trình thăm khám và nhổ răng số 8

Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X – quang răng để xác định chính xác vị trí răng mọc.

Bước 2: Khách hàng xét nghiệm máu và trao đổi với bác sĩ có đang sử dụng loại thuốc nào không, trong quá khứ đã mắc những bệnh lý như thế nào.Dựa vào kết quả đó, Bác sĩ sẽ chỉ định có nên nhổ răng khôn hay không. Đối với những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc các bệnh về máu, quá trình nhổ răng khôn sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn để phòng tránh những tai biến có thể xảy ra.

Bước 3: Khi nhổ răng, khách hàng sẽ được tiêm thuốc gây tê để đảm bảo không đau nhức trong quá trình nhổ. Sau đó, các bác sĩ sẽ dùng thiết bị nha khoa rạch nước, làm sạch vùng nhiễm khuẩn, sau đó lấy răng ra và khâu lại bằng chỉ tự tiêu.

Nhổ răng khôn sẽ không gây nguy hiểm nếu được tìm hiểu kỹ và kiểm soát chặt chẽ

5. Cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn

Sau khi thuốc gây tê hết tác dụng, lúc này bạn sẽ cảm thấy đau nhức, vì vậy nên:

  • Sử dụng theo toa thuốc của bác sĩ kê để giảm đau
  • Tránh súc miệng, nhổ nước miếng, uống nước quá nóng hoặc quá lạnh trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng.
  • Súc miệng từ từ bằng nước muối ấm để sát khuẩn sau 24h
  • Chải răng nhẹ nhàng.

Chải răng quá mạnh sẽ làm tổn thương sâu đến vết mổ

  • Không ăn các thức ăn cứng, cay, hoặc chua
  • Không để thức ăn tác động đến vết mổ
  • Không hút thuốc lá hoặc uống rượu, bia.
  • Hạn chế vận động mạnh.
  • Trường hợp chảy máu kéo dài cần đến ngay cơ sở nha khoa để được điều trị kịp thời.

Với những giải đáp trên đây, nhổ răng khôn số 8 có nguy hiểm không không còn là băn khoăn của nhiều người. Nhổ răng mọc ngầm, mọc lệch là hoà   n toàn cần thiết. Tuy nhiên bạn cần thăm khám và trao đổi kỹ lưỡng về tình trạng sức khoẻ với Bác sĩ để phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra. Lưu ý, chỉ lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín cũng như có chế độ chăm sóc tốt vết thương sau khi thực hiện tiểu phẫu.