Bệnh nghiến răng tuy không quá nguy hiểm nhưng nó có thể gây nên nhiều bệnh lý khác răng miệng

Nghiến răng là thói quen xấu nhiều người gặp phải. Nó thường xuất hiện khi bạn đi ngủ và thực hiện trong vô thức nên chúng ta khó nhận biết được. Vậy bệnh nghiến răng có nguy hiểm không?

Bệnh nghiến răng có phải là một bệnh lý không?

Nghiến răng là tật khá phổ biến cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Khi nghiến răng, các  răng ở hai hàm nghiến siết với nhau. Nó thường xảy ra khi bạn đang ngủ hoặc trong trạng thái tập trung quá mức, giận dữ hay quá căng thẳng…

Tuy không quá nguy hiểm nhưng tật này cũng có thể gây nên những bệnh lý răng miệng như: ảnh hưởng tới men răng, đau răng, rối loạn thái dương hàm và đau khớp hàm…

Dấu hiệu của chứng nghiến răng khi ngủ

  • Các dấu hiệu có thể giúp bạn nhận ra tật nghiến răng khi ngủ:
  • Răng xiết hoặc nghiến chặt vào nhau, phát ra âm thanh đủ to để khiến người ngủ bên cạnh thức giấc.
  • Răng bị mòn, sứt, sứt mẻ hoặc lung lay
  • Mất men răng, để lộ các lớp răng nằm sâu bên trong
  • Răng đau và nhạy cảm hơn bình thường
  • Mỏi hàm, cơ hàm kém linh hoạt, hàm bị chặt khiến khó mở ra và đóng lại hoàn toàn
  • Đau hoặc đau nhức hàm, cổ và mặt
  • Có cảm giác đau tai hoặc đau nhức hàm
  • Đau đầu ê ẩm
  • Bị tổn thương trong má do nhai, khiến giấc ngủ bị gián đoạn

Nguyên nhân chính gây nên tật nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng là hội chứng rối loạn liên quan đến giấc ngủ bao gồm nói mớ, ngáy và nghiến răng. Nghiến răng là tật có nguy cơ ảnh hưởng xấu nhất đến sức khỏe răng miệng. Nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này là:

Nguyên nhân gây bệnh nghiến răng là do các thói quen và tâm lý gây nên, do đó sẽ không có tính lây như các bệnh virut khác

Nguyên nhân gây bệnh nghiến răng là do các thói quen và tâm lý gây nên, do đó sẽ không có tính lây như các bệnh virus khác

  • Không cân xứng giữa các răng: Các răng hàm trên và dưới mọc không thẳng hàng, lệch lạc và thiết đi sự cân đối không thể khép hẳn lại và chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm bị hạn chế, khớp cắn không chuẩn. Khi ngủ do sự vô thức 2 hàm răng có xu hướng cọ vào nhay và nghiến chặt lại.
  • Tâm lý căng thẳng: Do áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, công việc và tâm lý hồi hộp khiến cho cơ thể bị thiếu hụt vitamin B5. Ngoài ra, các cơ quanh miệng được kéo căng để làm cảnh giác của não bộ làm tăng nguy cơ nghiến răng không kiểm soát.
  • Các bệnh lý khác: Những đối tượng bị rối loạn chức năng hệ thần kinh, trẻ bị suy dinh dưỡng, người già sức khỏe yếu hay do thiếu hụt lượng canxi trong cơ thể cũng gây nên tình trạng nghiến răng. Cùng một số nguyên nhân khác như: sử dụng thuốc trầm cảm, thuốc an thần và thuốc trị suy nhược cơ thể…

Bệnh nghiến răng có lây nhau không?

Dựa theo những nguyên nhân đã nêu trên, bệnh nghiến răng là do các thói quen không tốt và sức khỏe gây nên không phải do virus lây truyền nên không có tính lây lan. Do đó, nghiến răng không lây lan như bệnh virus khác, nên mọi người không cần phải lo lắng về vấn đề này.

Làm gì để chữa bệnh nghiến răng?

Nghiến răng được coi là một bệnh lý răng miệng, nó có thể gây yếu răng và dễ lung lay vì phải chịu lực xiết khi nghiến mạnh răng trong thời gian dài. Hậu quả lớn nhất là mặt răng dễ bị mòn men dẫn tới ê buốt khi ăn nhai khiến sức nhai giảm, ăn uống khó khăn và mất cảm giác.

Vì thế, để hạn ché những ảnh hưởng của tật nghiến răng, chúng ta nên thực hiện phương pháp điều trị bệnh nghiến răng càng sớm càng tốt. Để điều trị tật nghiến răng, bạn có thể thực hiện phương pháp sau:

Nếu nguyên nhân chính do mệt mỏi, áp lực gây nên thì bạn cần dành đủ thời gian nghỉ ngơi, tạo không gian thoáng mát nơi ở và hạn chế ánh sáng, tiếng ồn, ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Bổ sung thêm vitamin, các loại rau củ, quả… hạn chế uống cà phê, chất kích thích, thuốc lá để giúp bạn thoải mái hơn, khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, ban có thể điều trị nghiến răng bằng cách sử dụng máng chống nghiến khi ngủ, ngăn chặn tình trạng siết chặt với nhau, không ảnh hưởng tới men răng và ngà răng.

Qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về việc bệnh nghiến răng. Nếu còn những thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800 0001 – 1800 0001 – 0944 980 001 hoặc tới trực tiếp địa chỉ tầng 5, tòa nha Imperial 71 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội để được thăm khám và tư vấn miễn phí.

JUN DENTAL – IT’S REAL SMILE

Địa chỉ: Tầng 5 – tòa nhà Imperial 71 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

Hotline: 1800 0001 – 0944 98 0001

Email: jundental.vn@gmail.com