Gãy răng hàm làm ảnh hưởng rất nhiều tới chức năng ăn nhai và gây nên nhiều bệnh lý khác

Răng hàm đóng vai trò ăn nhai, nên khi bị gãy răng hàm thì chức năng ăn nhai sẽ bị ảnh hưởng, đồng thời đi kèm theo nhiều biến chứng. Vậy làm thế nào để xử lý răng hàm bị vỡ hiệu quả.

Các trường hợp gãy răng hàm

Gãy răng hàm xuất phát từ nhiều nguyên nhân do: tai nạn, té ngã, men răng yếu hoặc gặp các bệnh lý sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu

Mỗi trường hợp gãy răng hàm không giống nhau, nên tùy vào mức độ tổn thương của mô răng sẽ có cách xử lý phù hợp:

  1. Gãy răng hàm tỷ lệ ít

Trường hợp này mô răng bị gãy ít, chưa bị lộ tủy hoặc tổn thương tủy thì có thể xử lý bằng trám răng thẩm mỹ hoặc bọc răng sứ để bảo toàn chức năng ăn nhai. Phục hồi trường hợp này đơn giản và ít tốn kém hơn vì tỉ lệ mô răng không bị mất nhiều.

  1. Răng hàm bị gãy ngang

Răng hàm bị gãy ngang là mất một nửa hoặc 1/3 thân răng hoặc gãy răng hàm chỉ còn chân răng.

Trường hợp gãy răng hàm này có thể chọn phương pháp bọc răng sứ là tối ưu nhất, không bị nứt dọc thân răng và có khả năng giữ lại được.

  1. Gãy răng hàm chân răng nằm dưới nướu

Khi gãy răng hàm mà mô răng bị mất đi nhiều, phần chân răng còn lại nằm dưới nướu thì bọc răng sứ rất khó. Vì phần răng không đủ làm trụ cho mão răng sứ tồn tại lâu dài.

Trường hợp này bác sĩ buộc phải nhổ bỏ chân răng và cách phục hồi tốt nhất là trồng cấy ghép Implant. Phương pháp này sẽ phục hồi chiếc răng đã mất và chức năng ăn nhai.

Các biến chứng thường gặp khi bị gãy răng hàm

Nhiều người sau khi bị gãy răng hàm thường chủ quan với suy nghĩ vẫn còn ăn nhai được nên chưa chịu đến nha khoa điều trị. Tuy nhiên, chính tâm lý chủ quan này đã dấn đến khá nhiều biến chứng khi gãy răng hàm:

Có bất cứ dấu hiệu nào việc gãy răng hàm, bạn nên đến nha khoa điều trị sớm

Có bất cứ dấu hiệu nào việc gãy răng hàm, bạn nên đến nha khoa điều trị sớm

  • Răng hàm bị gãy tạo khoảng trống làm xô lệch các răng còn lại theo thời gian.
  • Răng hàm bị gãy do sâu răng thì dù gãy nhiều hay ít. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây sâu răng, sâu răng lây lan, viêm tủy, chết tủy và mất răng vĩnh viễn.
  • Răng hàm đóng vai trò quan trọng trong chức năng ăn nhai nên khi mất răng sẽ gây nên hiện tượng nhai 1 bên dẫn tới sự lệch lạc giữa 2 hàm, làm ảnh hưởng tới khớp thái dương.
  • Chức năng ăn nhai không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn bộ cơ thể, đặc biệt những người lớn tuổi càng nguy hiểm.
  • Hãy răng hàm nếu mất luôn chấn răng lâu ngày sẽ làm tiêu xương hàm, phần xương bị mất sẽ gây hóp má hoặc lão hóa khuôn mặt sớm.

Trên đây là những biến chứng của gãy răng hàm, do đó, khi thấy răng có bất cứ dấu hiệu nào có nguy cơ gãy răng thì nên đi điều trị ngay trước khi quá muộn. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy liên hệ ngay tới Hotline 1800 0001 hoặc tới địa chỉ Tầng 5, Tòa nhà Imperial, 71 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội để được thăm khám và tư vấn miễn phí.